Người Mắc Bệnh Tiểu Đường Uống Nước Dừa Được Không? Và Nên Uống Như Thế Nào?

Dừa luôn là thức uống tự nhiên, thơm ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe được đông đảo mọi người lựa chọn, nhất là trong mùa hè này. Tuy nhiên, những người mắc bệnh tiểu đường lăn tăn liệu đái tháo đường uống nước dừa được không? Và nếu được thì nên uống như thế nào là hợp lý để đường huyết không tăng cao? Giả như bạn hoặc người thân mắc bệnh tiểu đường thì nên theo dõi sát sao bài viết này nhé để nắm được các thông tin hữu ích cho sức khỏe.

Nội Dung

1. Bệnh nhân tiểu đường uống nước dừa có được không?

Câu trả lời là CÓ.

Vậy, hãy tìm hiểu xem nước dừa có các thành phần dinh dưỡng nào nhé!

1.1. Những thành phần dinh dưỡng có trong nước dừa

Bản thân nước dừa chứa tới 94% nước và rất ít chất béo, ít năng lượng (16,7 kcal/100g ). Dừa cũng chứa nhiều muối khoáng, nước dừa non còn có thể dùng làm nước điện giải cho những người bị mất nước. Vậy nên, nước dừa hàm lượng đường và natri ít hơn hẳn so với nước uống thể thao khác. Nhưng nó lại có nhiều canxi, kali và chloride giúp bổ sung, tăng mức năng lượng trong cơ thể giúp bạn đạt được năng lượng tối ưu. 

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hoạt tính kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm và oxy hóa có trong nước dừa đem lại lợi ích to lớn trong việc phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau.

Người bị tiểu đường nên uống nước dừa

1.2. Vì sao nên cho người bệnh tiểu đường uống nước dừa?

  • Nước dừa giúp bù nước và điện giải: Vì người tiểu đường thường xuyên có triệu chứng khát nước, tiểu tiện thường xuyên. 
  • Nước dừa giúp tăng cường lưu thông máu: Trong dừa có chứa một số khoáng chất làm giãn nở mạch máu, giảm hình thành các cục máu đông giúp cho máu dễ dàng lưu thông hơn. Chất xơ và axit amino có trong nước gây cản trở cơ thể hấp thu đường, tăng nhạy cảm với insulin.
  • Nước dừa tốt cho hệ tiêu hóa: Hàm lượng Kali (Chất giúp cân bằng điện giải) trong nước dừa cao gần gấp đôi lượng kali có trong chuối.  
  • Nước dừa giúp giảm cân: Vì trong dừa có chứa rất ít calo và chất béo nên có tác dụng giảm cân tốt. Quá trình trao đổi chất hoạt động thích hợp giúp đốt cháy rất nhiều calo. 
  • Nước dừa giúp người bệnh no lâu hơn, từ đó giúp kiểm soát các cơn thèm ăn không đáng có.
  • Nước dừa tốt cho hệ tim mạch: Trong nước dừa có chứa kali và acid lauric (có tới 49%) có tác dụng điều hòa huyết áp, tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể. Khi bạn uống nước dừa giúp ngăn chặn các biến chứng về tim mạch.

 

Người bệnh nên uống nước dừa 500ml/ngày

  • Nước dừa tốt cho thị lực: Trong 200ml nước dừa có chứa khoảng 0.7mg thiamine (Vitamin B1), điều này đặc biệt cần thiết cho người bệnh khỏi các nguy cơ về biến chứng tiểu đường.
  • Nước dừa giúp giảm căng thẳng, tăng cường sức khỏe cho xương: Trong nước dừa có chứa một số vitamin và khoáng chất như axit lauric, clorua, sắt, kali, magie, canxi, natri và phốt pho. Những vitamin và khoáng chất này không phải thực phẩm nào cũng có đầy đủ để bổ sung cho cơ thể bạn. Trong đó, quan trọng nhất chính là canxi và magie.
  • Canxi giúp xua tan căng thẳng, giảm đau nhức cơ bắp và tránh được những cơn đau tim.
  • Magie làm cho hệ thần kinh đối giao cảm hoạt động được tốt hơn bằng việc tăng lượng serotonin trong não. Từ đó, chúng ta cảm thấy được thư giãn và thoải mái. 

Vậy, người bệnh tiểu đường có uống nước dừa với một liều lượng xác định và được theo dõi chặt chẽ, tránh lạm dụng. Muốn biết uống nước dừa như thế nào là hợp lý thì bạn nên theo dõi mục tiếp theo.

>>> Đọc thêm:   NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG UỐNG VITAMIN C BAO NHIÊU LÀ HỢP LÝ?

2. Hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường uống nước dừa như thế nào cho hợp lý?

Cho đến hiện nay vẫn còn có nhiều ý kiến trái ngược về tác dụng của nước dừa với người bệnh tiểu đường. Bởi có những bệnh nhân tiểu đường sau khi uống nước dừa thường xuyên theo lời khuyên đã bị tăng đường huyết. Bệnh nhân đái tháo đường cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc uống nước dừa. Vì thực tế việc bệnh nhân tiểu đường uống nước dừa còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cách uống của bệnh nhân.

  • Người bệnh tiểu đường đang trong tình trạng bị bệnh thận mạn tính hoặc có chức năng thận không bình thường thì việc uống nước dừa thường xuyên gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì nước dừa chứa nhiều kali nếu nạp quá nhiều sẽ dư thừa có thể gây biến chứng rối loạn nhịp tim hoặc suy thận.
  • Người bệnh tiểu đường chỉ nên uống nước dừa khi đường huyết ổn định và không nên uống thường xuyên. Vì nước dừa cho chứa tới 6.26 gam đường mặc dù đó là vị ngọt tự nhiên. Uống thường xuyên có thể làm gia tăng chỉ số đường huyết của bạn.

Người bệnh tiểu đường nên uống nước dừa hợp lý

  • Bạn cũng có thể uống thường xuyên, tuy nhiên, lượng nước dừa không quá 250ml/ngày (tức không quá 1-2 quả/ ngày). Song điều này là rất khó điều chỉnh, nên bạn hãy uống cách ngày. 
  • Người tiểu đường uống nước dừa và không nên ăn cùi dừa vì cùi dừa có chứa nhiều đường và chất béo, không tốt cho căn bệnh của bạn.
  • Nếu bạn uống nước dừa đóng chai cần phải kiểm tra thành phần dinh dưỡng xem nước dừa trong chai có nguyên chất 100% không. Người bệnh nên tránh các loại nước dừa đã thêm chất làm ngọt hay hương liệu. 
  • Người tiểu đường uống nước dừa vào buổi sáng là thời điểm tốt nhất, tránh uống khi đầy bụng, khó tiêu, khi đi nắng về và không uống vào buổi tối. 
  • Nước dừa lấy ra khỏi quả sẽ bị mất vị ngon, nên để nguyên quả để uống. Nước dừa nên được uống càng sớm càng tốt để lưu giữ được lượng dinh dưỡng cao.

3. Một số trường hợp mà người bị tiểu đường hay gặp

Người bị tiểu đường uống nước dừa không đúng cách sẽ gặp một số phản ứng:

Ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao: Đi ngoài trời nắng nóng uống ngay quá nhiều nước dừa hay gặp tình trạng này.

Tay chân rũ nước, giảm sức dẻo dai và chậm phản ứng: Hay gặp trong các cuộc thi đấu thể dục thể thao, vì nóng và mệt nên uống quá nhiều nước dừa.

Những người có tạng thuộc âm (theo dân gian) có biểu hiện như da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống nước ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp… thì không nên dùng nước dừa.

Người bị tiểu đường không nên uống nước dừa đóng chai

>>> Đọc thêm:   KIỂM SOÁT BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HẬU COVID

4. Dùng An Đường Khang để ổn định đường huyết của bạn

An Đường Khang là TPCN được chiết xuất 100% từ 3 thành phần dược liệu chính là khổ qua, đậu bắp, đông trùng hạ thảo. Sản phẩm rất phù hợp với những người đang điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Đây là sự kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền trong việc phòng và điều trị bệnh tiểu đường.

Với công thức Đông y mới, cùng công nghệ tiên tiến, hiện đại, An Đường Khang thích hợp sử dụng cho:

  • Người bị đái tháo đường tuýp 1, tuýp 2. 
  • Người đang ở giai đoạn tiền tiểu đường với mức đường huyết không ổn định và hay bị tăng vượt ngưỡng.
  • Người bị di truyền tiểu đường hoặc thiếu hụt các dưỡng chất.

An Đường Khang hỗ trợ hạ đường huyết và bồi bổ sức khỏe

Người bệnh khi theo đúng liệu trình điều trị, kết hợp sử dụng An Đường Khang sẽ:

  • Hỗ trợ ổn định chỉ số đường huyết, giúp cân bằng cuộc sống
  • Góp phần ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do đái tháo đường gây ra
  • Hỗ trợ bổ sung các dưỡng chất cần thiết, tăng hấp thu các hoạt chất giúp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

Lưu ý:

  • Sản phẩm không dành cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú, người bị huyết áp thấp hoặc có chỉ số đường huyết thấp.
  • Sản phẩm không dùng cho người có tiền sử dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.

Lời kết

Vậy với những thông tin trên, người bệnh tiểu đường uống nước dừa cần lưu ý lựa chọn thời điểm và liều lượng hợp lý với tình trạng của mình. Bởi đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính mà các triệu chứng và biến chứng của nó đều diễn ra âm thầm, tăng nguy cơ tiến triển sang suy thận, bệnh lý tim mạch, mù lòa hay hoại tử chi. Vậy nên, việc ổn định đường huyết cực kỳ quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. 

 

 

 

Chia sẻ
Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon