Stress Làm Tăng Đường Huyết Ở Người Tiểu Đường

Stress làm tăng đường huyết đang là mối quan tâm hàng đầu của ngành y tế. Nhiều nghiên cứu đã nhận định, giữa stress và tiểu đường có mối liên hệ mật thiết với nhau và gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe của người bệnh. Nếu bệnh nhân đang bị đái tháo đường, trong thời gian điều trị thường xuyên cảm thấy áp lực, stress thì sẽ tạo điều kiện cho bệnh tiến triển nặng.

Nội Dung

1. Vì sao stress làm tăng đường huyết ở người tiểu đường?

Vì sao nói stress làm tăng đường huyết ở bệnh nhân?

Vì khi cơ thể stress, adrenalin và cortisol được giải phóng vào máu khiến cho nhịp thở của người bệnh tăng cao. Lúc này, máu đến ngoại biên nhiều hơn mà cơ thể không kịp thực hiện việc chuyển hóa glucose nên làm cho đường huyết tăng cao. 

Cụ thể: 

  • Cortisol gây tăng nồng độ glucose trong máu bằng việc kích hoạt các enzym quan trọng tham gia vào quá trình tạo glucose ở gan. Điều này gây ức chế hấp thu glucose ở các mô ngoại vi như cơ xương. 
  • Epinephrine và norepinephrine tác động lên quá trình tạo glucose ở gan gây tăng glucose và phân giải glycogen. Ngoài ra, norepinephrine làm tăng cung cấp glycerol cho gan thông qua quá trình phân giải lipid. 

Tuy nhiên, đặc tính kháng insulin* càng làm cho tình trạng bệnh lý trở nên trầm trọng hơn rất nhiều. 

(*) Tính kháng insulin: là tình trạng độ nhạy với insulin (hormon làm giảm lượng đường trong máu) bị suy giảm. Mặc dù insulin được tiết ra rất nhiều, nhưng lượng đường trong máu không giảm.

Stress làm tăng đường huyết – nguy cơ tiềm ẩn mà bệnh nhân cần lưu ý

Các thống kê cho thấy, khi bị stress, số lượng các bệnh nhân có xu hướng tập trung ăn uống nhiều hơn để giải tỏa áp lực. Nhưng, điều này khiến cho việc ăn uống không giữ được cân bằng, việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu khoa học thống kê được rằng, người bị stress kéo dài sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2 lên đến 57% sơ với những người luôn vui vẻ, ít bị căng thẳng.

Tóm lại, đối với bệnh nhân đái tháo đường, họ sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau như miễn dịch, tiêu hóa… khi stress bủa vây. Tình trạng kéo dài, bệnh đái tháo đường càng trở nên trầm trọng.

Stress làm bệnh tiểu đường tăng cao

2. Phân loại các nhóm stress làm tăng đường huyết ở người tiểu đường

Người ta chia ra 2 nhóm stress chính ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường là

2.1. Stress về sinh lý

Là toàn bộ những biến đổi về sinh lí, trạng thái sinh lí của cơ thể nhằm đáp ứng lại các tác nhân gây stress. Ví dụ: Biến đổi về nhịp tim, nhịp thở, thay đổi nội tiết hay cơ thể bị thương…

2.2. Stress tâm lý

Là trạng thái tâm lý xuất hiện nhằm đáp ứng các tác nhân gây stress. Ví dụ: Những thay đổi về trí nhớ, sự tập trung hay các phản ứng cảm xúc…

  • Với bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, stress tâm lý gây tăng hoặc giảm lượng đường huyết.
  • Với người bệnh tiểu đường tuýp 2, stress tâm lý gây tăng lượng đường huyết trong máu.

Stress khiến người bệnh mệt mỏi, không tập trung làm việc

3. Triệu chứng của stress

Stress không chỉ ảnh hưởng tới tinh thần người bệnh mà còn gây nguy hại đến thể chất con người. Tuy nhiên, các triệu chứng khi bạn gặp căng thẳng không dễ dàng mô tả mà bạn thậm chí không cảm nhận được điều đó. Vậy nên, việc nhận biết rõ các triệu chứng stress sẽ giúp bạn có các giải pháp hạn chế hoặc khắc phục được tình trạng này. Về lâu dài, bạn sẽ tránh được trầm cảm, tăng đường huyết và các bệnh lý liên quan khác. 

Nếu bạn bị căng thẳng, dấu hiệu có thể nhận biết:

  • Đau đầu
  • Đau cơ hoặc căng cơ
  • So với bình thường, người bệnh có thể ngủ nhiều hoặc ít hơn 
  • Thường xuyên mệt mỏi

Nếu bạn bị căng thẳng, dấu hiệu bạn khó nhận biết:

  • Không có động lực làm bất cứ việc gì
  • Tâm trạng thường hay cáu kỉnh
  • Bất an, suy sụp, hay suy nghĩ tiêu cực
  • Luôn trong trạng thái bồn chồn và lo lắng

Nếu bạn bị căng thẳng, bạn sẽ làm ra một số hành vi khó giải thích

Nếu bạn bị căng thẳng, bạn sẽ làm ra một số hành vi khó giải thích:

  • Hạn chế giao tiếp, cô lập vòng tròn người thân và bạn bè của mình
  • Bạn ăn quá nhiều hoặc quá ít so với bình thường
  • Lúc tức giận thường làm ra một số hành vi không suy nghĩ
  • Uống rượu và sử dụng thuốc lá quá mức

Tuy nhiên, dấu hiệu phổ biến nhất khi đường huyết tăng cao chính là mệt mỏi, đi tiểu nhiều, mờ mắt và khát nước. Ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh có thể cảm thấy bị đau bụng hoặc buồn nôn, hơi thở có mùi, thở nhanh. Một số trường hợp còn bị lú lẫn hoặc bất tỉnh.

Nếu gặp các triệu chứng ban đầu của đường máu cao hoặc bị tiêu chảy liên tục trong 24h, hãy liên hệ ngay với bác sĩ. Ngoài ra, các triệu chứng như sốt kéo dài, lượng đường máu trên 250mg/dl hoặc nôn mửa liên tục trong 24h thì bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến các bệnh viện gần nhất để thăm khám.\

>>> Đọc thêm: KIỂM SOÁT BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HẬU COVID

4. Stress ảnh hưởng như thế nào tới bệnh nhân tiểu đường?

Stress càng kéo dài, bệnh nhân tiểu đường càng khó tuân thủ theo chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, tiêu biểu:

– Vận động quá nhiều hoặc quá ít so với hoạt động hằng ngày

– Trong bữa ăn, người bệnh có thể ăn quá nhiều hoặc quá ít

– Người bệnh không chú ý đến chế độ ăn uống, thậm chí là sử dụng thực phẩm kém dinh dưỡng.

– Không kiêng khem uống rượu bia, đồ có cồn, có gas. Thậm chí hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích để giảm stress

– Thường xuyên quên kiểm tra chỉ số tiểu đường

– Quên phác đồ điều trị, thường xuyên bỏ uống thuốc hay việc tiêm insulin định kỳ. 

– Có trường hợp, bạn luôn cố gắng duy trì điều trị bệnh nhưng khả năng kiểm soát đường huyết vẫn không có hiệu quả.

Tình trạng này nếu tiếp tục kéo dài người bệnh dễ bị tăng cân, béo phì, càng làm tăng lượng đường huyết, dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.

5. Cách nhận biết stress làm tăng đường huyết

Người bệnh sẽ khó kiểm soát lượng đường huyết của mình khi đang trong trạng thái căng thẳng, stress. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể nhận biết và kiểm soát được điều đó bằng cách:

  • Xếp hạng mức độ căng thẳng của bạn theo bậc thang hoặc tình trạng từ 1-10, hãy nhớ ghi chú thời gian và mức độ stress của bạn trong ngày hoặc lập biểu đồ so sánh trong tuần.
  • Hãy nhớ, thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu của bạn bằng máy đo tại nhà và ghi lại kết quả.
  • Sau 1-2 tuần, hãy ước lượng và xem thử có mối liên hệ giữa 2 chỉ số này không.

6. Mục tiêu của quản lý tăng đường huyết do stress

  • Người bệnh không còn ám ảnh về việc kiểm soát đường huyết
  • Người bệnh đái tháo đường buộc phải kiểm tra HbA1C khi nhập viện
  • Mục tiêu là HbA1C <7% và BG từ 140 đến 200 mg/dL ở cả bệnh nhân tiểu đường và không tiểu đường
  • Nếu HbA1C >7% thì mục tiêu BG từ 160 đến 220 mg/dL ở bệnh nhân tiểu đường

Để đạt được mục tiêu điều trị, người bệnh cần: 

  • Không nên truyền glucose theo đường tĩnh mạch và tuyệt đối không sử dụng túi dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn
  • Áp dụng công thức nuôi ăn đường ruột vừa phải với tỷ lệ chất béo (omega-3) cao hơn Cholesterol
  • Tránh sử dụng liều corticosteroid và xem xét truyền tĩnh mạch liên tục nếu dùng. Cân nhắc việc bổ sung insulin vào trong cơ thể đối với người tiểu đường
  • Bệnh nhân đái tháo đường ngừng uống thuốc hạ đường huyết
  • Phác đồ insulin nhanh ngắt quãng mỗi 6 giờ/ 24 giờ (bệnh nhân cho ăn qua sonde dạ dày liên tục). Xem xét insulin nền tác dụng dài ở bệnh nhân tiểu đường.
  • Cân nhắc sử dụng insulin nền tác dụng kéo dài (liều thấp) + insulin bolus ở những bệnh nhân được nuôi ăn bolus qua sonde dạ dày theo từ bữa.
  • Truyền insulin nếu các biện pháp trên không thành công hoặc ở bệnh nhân tăng đường huyết nặng ( đường huyết > 300 mg/dL).

Trong trường hợp khoa ICU có điều dưỡng theo dõi sát người bệnh (1 điều dưỡng chăm 1 bệnh nhân) có thể tốt hơn với chọn lựa truyền insulin ở bệnh nhân có đường huyết > 200mg so với cố gắng kiểm soát đường huyết bằng insulin tiêm dưới da.

>>> Đọc thêm:   NGƯỜI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN ĐỒ NGỌT BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?

7. Phương pháp làm giảm stress

7.1. Tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng, tập Yoga, thiền

– Tập hít thở sâu trong 15 phút tác dụng hiệu quả trong việc làm giảm căng thẳng, stress giúp cân bằng tinh thần.

– Vận động nhẹ nhàng trong 30 phút/ ngày giúp duy trì cân nặng ổn định, giảm stress.

7.2. Sinh hoạt điều độ, có chế độ ăn uống khoa học

– Lựa chọn các thực phẩm mà người tiểu đường nên ăn.

– Tránh xa bia, rượu, đồ có gas và các chất kích thích như thuốc lá, ma túy..

Thể dục thể thao điều độ

7.3. Tìm tới chuyên gia tâm lý

– Chia sẻ vấn đề, tâm trạng của bạn với gia đình, bạn bè.

– Chia sẻ công việc và các vấn đề, khó khăn trong công việc với sếp hoặc người quản lý của bạn. 

– Tham gia các câu lạc bộ, đi cộng đồng và thường xuyên hoạt động thể dục thể thao.

– Nếu không thể giải tỏa với ai, bạn hãy tìm tới bác sĩ hoặc các chuyên gia tâm lý để nói về vấn đề của mình.

Tìm tới chuyên gia tư vấn

7.4. Chấp nhận bệnh tiểu đường 

Sự rối loạn QOL chính là việc phải kiềm chế nhu cầu bản thân trong điều trị bệnh tiểu đường dù muốn ăn nhưng không được ăn. 

Việc bệnh nhân chấp nhận và sống chung với bệnh tiểu đường là điều vô cùng cần thiết. Bởi đái tháo đường là căn bệnh mãn tính, việc điều trị mất rất nhiều thời gian, có khi đến cuối đời thường gây cho bệnh nhân tâm lý lo sợ cũng như áp lực vô cùng lớn. Khi đó, bệnh nhân thường hay gặp stress và rối loạn QOL khiến tình trạng trở nên tệ hơn. 

Khi bệnh nhân chấp nhận và lựa chọn sống chung với bệnh, họ sẽ dễ dàng hơn trong việc tuân thủ các quy định điều trị bệnh tốt. Người bệnh nên hình thành suy nghĩ tích cực, không coi bệnh là “trở ngại” mà là yếu tố giúp cho việc hình thành cuộc sống mới khác với cuộc sống trước kia.

Lời kết

Việc stress làm tăng đường huyết là vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Việc hiểu tác hại của nó và tìm ra phương pháp giúp hỗ trợ và khắc phục là điều quan trọng. Phát hiện stress càng sớm, bạn càng an tâm điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh nhớ tuân thủ phác đồ điều trị và sử dụng An Đường Khang đều đặn để có hiệu quả tốt nhất nhé! 

Để được tư vấn chi tiết về bệnh tiểu đường, liên hệ hotline 1900 636498.

 

 

 

Chia sẻ
Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon