Người Bị Tiểu Đường Uống Vitamin C bao nhiêu là hợp lý?

Người bị tiểu đường uống vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ gặp các biến chứng. Tuy nhiên, người đái tháo đường nên sử dụng vitamin C và lấy nguồn cung cấp từ đâu là hợp lý? Cùng theo dõi bài viết sau:

Nội Dung

1. Người bị tiểu đường uống vitamin C có được không?

1.1. Người bị tiểu đường tuýp 2

Axit Ascorbic hay còn được gọi là vitamin C là một chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể con người. Theo nghiên cứu, uống bổ sung vitamin C giúp giảm lượng đường trong máu cao và giảm huyết áp cao ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

1.2. Người bị tiểu đường tuýp 1

Người bị tiểu đường tuýp 1 điều trị bằng insulin và vitamin C hay thuốc giảm huyết áp Telmisartan thì các gốc tự do giảm rõ rệt. 

Lúc này, vitamin C sẽ trung hòa các gốc tự do, trong khi thuốc giảm huyết áp Telmisartan lại kích thích sự dịch chuyển của các phân tử trong các tế bào. Điều này giúp giảm thiểu được một số biến chứng của bệnh tiểu đường.

Người bị tiểu đường uống vitamin C được không?

2. Người tiểu đường uống vitamin có lợi ích gì?

2.1. Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch

Vitamin C là chất oxy hóa mạnh giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ tế bào khỏi các phân tử có hại (gốc tự do). Từ đó, giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, bệnh tim mạch.

Trên tạp chí Tiểu đường, Béo phì và Chuyển hoá, nhóm nghiên cứu của Đại học Deakin Úc chỉ ra nếu mỗi ngày bệnh nhân tiểu đường sử dụng vitamin C sẽ giúp giảm lượng đường trong máu cũng như lượng đường sau bữa ăn đến khoảng hơn 30%.

Sử dụng vitamin C ở người có bệnh nền tăng huyết áp có thể giảm đi một nửa đối với cả trường hợp tăng huyết áp tâm thu hay tâm trương. Ngoài ra, còn giúp ổn định nồng độ cholesterol trong máu. Vì vậy, việc sử dụng vitamin C sẽ làm giảm các nguy cơ biến chứng như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ ở bệnh nhân đái tháo đường.

>>> Đọc thêm:   NGƯỜI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN ĐỒ NGỌT BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?

2.2. Kích thích việc sản xuất collagen

Khi bị thương, vitamin C giúp thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, tăng cường tính đàn hồi trên da, mô cơ, các thành mạch máu. Điều này sẽ giúp tăng cường hệ thống phòng thủ của da, tăng khả năng tái tạo và hồi phục vết thương. 

Ngoài ra, vitamin C còn giúp thúc đẩy sản xuất các tế bào bạch cầu giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng và bảo vệ chúng khỏi bị tổn hại bởi các phân tử có khả năng gây hại như các gốc tự do.

Uống Vitamin C kích thích sản sinh collagen

2.3. Ngăn ngừa thiếu máu

Trong máu có sắt. Mà sắt là một vi chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Việc uống vitamin C mỗi ngày có thể cải thiện đáng kể khả năng hấp thụ sắt. 

Ngoài ra, vitamin C giúp giảm nguy cơ thiếu máu ở người tiểu đường bị thiếu sắt.

2.4. Giảm nồng độ acid uric trong máu và ngăn ngừa các cơn gout

Việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C giúp làm giảm acid uric trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh gout. 

Những người bị tiểu đường kèm theo bệnh Gout thì nên sử dụng vitamin C mỗi ngày.

Uống Vitamin C ngăn ngừa bệnh thiếu máu

3. Người tiểu đường uống vitamin C như thế nào là hợp lý?

Theo Nutrition Review thì người tiểu đường uống vitamin C 500mg hai lần mỗi ngày sẽ giúp giảm lượng đường trong máu suốt cả ngày và giảm tối đa lượng đường trong máu sau bữa ăn đến 36%.

Người tiểu đường uống vitamin C trong một ngày là khác nhau ở các đối tượng khác nhau. Cụ thể:

  • Người bị tiểu đường: Nam chỉ nên sử khoảng 90mg và 75mg đối với nữ trong 1 ngày.
  • Tiểu đường thai kỳ: Cần khoảng 85mg Vitamin C.
  • Phụ nữ đang cho bú: Dùng khoảng 120mg Vitamin C.
  • Trẻ nhỏ bị tiểu đường: Trẻ dưới 8 tuổi cần khoảng 15 – 20mg và khoảng 45mg Vitamin C đối với trẻ từ 9-13 tuổi.

>>> Đọc thêm:    CHẾ ĐỘ ĂN CÓ PROTEIN CHO NGƯỜI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NHƯ THẾ NÀO LÀ HỢP LÝ?

4. Người tiểu đường uống vitamin C quá liều gây tác dụng phụ nào?

Tuy rằng rất tốt cho cơ thể, nhưng việc uống và lạm dụng vitamin C có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, dẫn đến các hậu quả như sau:

Người bị tiểu đường uống Vitamin C quá liều dễ gây tác dụng phụ

4.1. Rối loạn tiêu hóa

Điển hình nhất là tiêu chảy.

Và là tác dụng phụ hay gặp khi lạm dụng dùng vitamin C. Khi cơ thể hấp thu quá nhiều sẽ sinh ra các rối loạn tiêu hóa. Tác dụng phụ này tương đối nhẹ, không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng khiến họ khó chịu, ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống. 

4.2. Sỏi thận

Việc lạm dụng viên C sủi còn có thể làm tăng lượng oxalate trong thận, dễ gây ra sỏi thận oxalat và tăng lượng acid uric trong nước tiểu. Những chất này sẽ lặng cặn và hình thành sỏi thận. 

Đặc biệt đối với những người bệnh tăng huyết áp, đang dùng thuốc kiểm soát huyết áp và người bị suy thận… cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng vitamin C.

4.3. Mất cân bằng dinh dưỡng

Lúc này, cơ thể sẽ bị giảm khả năng xử lý các chất dinh dưỡng khác. Đặc biệt, việc sử dụng nhiều vitamin C sẽ làm giảm lượng vitamin B12 và đồng, tăng hấp thu sắt sẽ làm cho nồng độ chất này trong cơ thể vượt ngưỡng quy định.

4.4. Gai cột sống

Theo nghiên cứu của tổ chức viêm khớp thì khi lượng vitamin C quá cao trong cơ thể sẽ tăng nguy cơ mắc gai cột sống ở người sử dụng.

Người tiểu đường cần có chế độ thể dục đều độ

5. Những thực phẩm chứa vitamin C cung cấp tự nhiên cho người bị tiểu đường

Cơ thể không tự tạo ra vitamin C mà được cung cấp chủ yếu từ các loại thực phẩm chức năng và nguồn thức ăn. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường cũng cần phải chú ý các thực phẩm cung cấp vitamin C tốt cho cơ thể.

  • Ổi: Có chứa khoảng 200mg vitamin C trong 100g ổi. Ngoài ra trong ổi còn nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin A, acid folic, các chất khoáng…
  • Cam: 100g quả cam chứa khoảng 50mg vitamin C chứa vitamin C dồi dào. 
  • Ớt chuông Đà Lạt: Vitamin C sẽ phụ thuộc vào sắc màu. Cụ thể, ớt đỏ có 140mg trong 100g mà ở xanh lại chỉ chứa 80mg trong 100g.
  • Bông cải xanh: 100g bông cải chứa 90mg vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng, cung cấp nhiều loại vitamin.
  • Súp lơ, chanh, dâu tây, kiwi, đu đủ… cũng chứa nhiều vitamin C.

6. Những vitamin khác cần thiết cho người tiểu đường

Ngoài vitamin C, người bệnh tiểu đường cũng nên bổ sung các loại vitamin sau đây để có thể tăng cường sức khỏe.

6.1. Vitamin B3

B3 tốt cho hệ thần kinh, đường tiêu hóa, đảm nhiệm vai trò quan trọng đối với da và tóc. Người bị suy nhược cơ thể, ăn uống khó tiêu, bệnh nhân đái tháo đường thì nên bổ sung vitamin B3 cho cơ thể. 

Một số thực phẩm như cá ngừ, cá hồi, thịt bò, thịt heo, khoai tây, các loại ngũ cốc… là những thực phẩm giàu vitamin B3.

6.2. Vitamin B6

B6 có tác dụng chính trong việc bảo vệ hệ thống tim mạch, tăng cường sức đề kháng trong cơ thể và ổn định hàm lượng cholesterol trong máu. Ngoài ra, B6 giúp ổn định thần kinh. 

Các nguồn thực phẩm như đậu nành, các loại hạt, yến mạch… cung cấp nhiều vitamin B6.

Cần bổ sung nhiều vitamin khác cho cơ thể

6.3. Vitamin B12

B12 có nhiệm vụ tăng cường hệ thống thần kinh của cơ thể, tăng trao đổi chất và tổng hợp tế bào hồng cầu. Đây cũng là nguyên liệu cần thiết đối với người bệnh đái tháo đường gặp biến chứng thần kinh hay người bị suy giảm sức đề kháng.

Các thực phẩm từ thịt, trứng, sữa… có chứa nhiều vitamin B12.

6.4. Vitamin D

Vitamin cực kỳ cần thiết cho xương khớp, góp phần làm cho xương và răng chắc khỏe, dẻo dai hơn. 

Đối với bệnh nhân tiểu đường gặp biến chứng nhiễm trùng, vitamin D sẽ sản sinh ra các peptide kháng khuẩn cho cơ thể. 

Sữa, trứng, đồ uống có nguồn gốc từ rượu là các nguồn thực phẩm giàu vitamin D.

6.5. Vitamin E

Vitamin E có tác dụng chống oxy rất tốt, góp phần kiểm soát lượng đường trong máu, bảo vệ các mạch máu cũng như các dây thần kinh không bị tổn thương. Những nguồn bổ sung vitamin E như các loại hạt, rau xanh, bơ… 

Lời kết

Người tiểu đường uống vitamin C là vô cùng cần thiết và giúp ích rất nhiều trong việc hỗ trợ sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, vitamin C cần phải được sử dụng hợp lý, không nên lạm dụng quá mức vì có thể gây ra các tác dụng không mong muốn đến người bệnh tiểu đường.

 

Chia sẻ
Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon