Tiểu Đường Và Biến Chứng Suy Thận – Vấn Đề Đáng Báo Động

Suy thận do đái tháo đường hay bệnh tiểu đường, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận giai đoạn cuối. Thận là cơ quan rất quan trọng, mỗi thận chứa hàng triệu tiểu cầu thận được cấu tạo bởi mạch máu nhỏ hoạt động như túi lọc. Những túi lọc này loại bỏ những chất độc hại ra khỏi cơ thể và giữ lại những chất thiết yếu cho cơ thể. Vì thế, đái tháo đường không được điều trị tốt sẽ làm tổn thương hệ thống lọc và kết quả là suy thận.

Nội Dung

Tiểu đường gây suy thận như thế nào ?

Trên bệnh nhân đái tháo đường, đường huyết tăng cao thường xuyên trong máu sẽ làm tổn thương hệ thống lọc của thận.

Hệ thống lọc sẽ cho những chất như Protein thoát qua và xuất hiện trong nước tiểu.

Ban đầu, chỉ một lượng đạm nhỏ xuất hiện trong nước tiểu gọi là tiểu đạm vi lượng , giai đoạn này cần phát hiện sớm vì điều trị có thể giúp thận hồi phục.

Khi bệnh thận được chẩn đoán trễ, ở giai đoạn đạm mất qua nước tiểu số lượng lớn, việc điều trị sẽ không còn hiệu quả.

Theo thời gian, chức năng lọc của thận sẽ giảm sút, những chất thải độc hại sẽ không được thải qua thận mà tăng cao trong máu.

Đây là giai đoạn suy thận và cuối cùng của quá trình này là bệnh thận giai đoạn cuối. Giai đoạn này bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo hay ghép thận.

 

bien-chung-suy-thanSuy thận là biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường

Những yếu tố thúc đẩy bệnh suy thận do tiểu đường

Không phải chỉ có tăng đường glucose trong bệnh đái tháo đường mới gây suy thận.

Huyết áp cao cũng làm cho bệnh thận xuất hiện sớm hơn.

Hút thuốc lá, rượu bia, béo phì thừa cân…cũng góp phần gây suy thận.

Các triệu chứng của suy thận do tiểu đường

Trong giai đoạn sớm sẽ không có triệu chứng gì đặc biệt. Chỉ khi chức năng thận giảm nhiều các triệu chứng mới xuất hiện.

Các triệu chứng của suy thận do tiểu đường cũng không đặc hiệu.

Các triệu chứng sớm có thể là:

  • Nước tiểu nhiều bọt
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Mất ngủ
  • Nấc cụt
  • Buồn nôn hay ói mửa
  • Chán ăn
  • Ngứa
  • Phù chân hay phù mắt sau khi ngủ dậy

bien-chung-suy-thanCác triệu chứng của biến chứng suy thận không đặc hiệu

Chẩn đoán suy thận do tiểu đường

  • Để phát hiện sớm bệnh thận do đái tháo đường, bệnh nhân cần được xét nghiệm tìm lượng đạm vi thể ( microalbunin niệu) trong nước tiểu.
  • Khi xuất hiện đạm trong nước tiểu, chứng tỏ rằng hệ thống lọc của thận đã bị tổn thương.
  • Chức năng thận cũng được đánh giá mỗi 6 tháng bằng các xét nghiệm ure, creatinine trong máu, từ đó tính độ lọc cầu thận.
  • Khi suy thận, kết quả cho thấy các chỉ số này sẽ tăng cao hơn bình thường.
  • Điều trị suy thận do đái tháo đường
  • Mục tiêu điều trị là giữ chức năng thận không bị giảm sút thêm.

1. Tự điều trị suy thận

Để điều trị hiệu quả suy thận do đái tháo đường, có 2 việc quan trọng cần làm là: kiểm soát chặc chẽ đường huyết và hạ huyết áp.

Ngoài ra, bệnh nhân cần thiết phải giảm cân, ăn nhạt, ngưng rượu và thuốc lá.

  • Tập thể dục thường xuyên và tích cực.
  • Thuốc điều trị bệnh thận mạn do đái tháo đường
  • Thuốc ức chế men chuyển hay ức chế thụ thể

1.1. Thuốc ức chế men chuyển hay ức chế thụ thể

Là những nhóm thuốc hạ huyết áp. Đồng thời,nhóm thuốc này có tác dụng bảo vệ thận, giảm mất đạm qua thận,Đây là nhóm thuốc được lựa chọn ầu tiên trong việc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường.

Nếu phát hiện tiểu đạm vi lượng, đây là thời điểm bệnh thận do đái tháo đường bắt đầu xuất hiện.

Sử dụng sớm thuốc ức chế men chuyển sẽ giúp phục hồi chức năng thận và chậm diển tiến của bệnh sang tiểu đạm thực sự và suy thận.

bien-chung-suy-than1.2. Thuốc hạ đường huyết nhóm SGLT2 hay GLP-1

Một nhóm thuốc điều trị tiểu đường mới là SGLP-2 đã được chứng minh cải thiện chức năng thận và làm giảm diễn tiến tới suy thận do tiểu đường giai đoạn cuối. Do vậy, đây là những nhóm thuốc gần như bắt buộc phải sử dụng vì những lợi ích mà thuốc đem lại.

Bác sỹ cũng sẽ cần chỉnh liều thuốc và chọn thuốc thích hợp để kiểm soát đường glucose khi suy thận xuất hiện.

Thông thường, bệnh nhân suy thận rất dễ bị hạ đường huyết.

Do vậy giảm liều insulin là cần thiết.

Những thuốc kháng viêm , giảm đau, kháng sinh… có độc tính trên thận và nên được Bác sỹ kê toa.

Bệnh nhân nên tránh tự mua thuốc uống rất dể làm bệnh thận xấu thêm.

2. Chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận do tiểu đường

Khi bệnh thận do đái tháo đường xuất hiện, chế độ ăn nhiều đạm ( thịt , cá, trứng…) sẽ làm cho thận phải cố hoạt động thêm.

Chế độ ăn ít đạm là cần thiết cho bệnh nhân có bệnh thận do đái tháo đường.

Lượng đạm mỗi ngày được giới hạn < 0,8 gram cho mỗi kg cân nặng.

Việc ăn lạt là bắt buộc vì ăn mặn sẽ làm tăng huyết áp, khi đó bệnh thận sẽ trầm trọng hơn và chức năng thận xấu đi một cách nhanh chóng.

bien-chung-suy-thanĐể ngăn ngừa biến chứng về suy thận, người bệnh tiểu đường phải tuân thủ chế độ ăn uống khoa học

3. Bệnh thận giai đoạn cuối: Chạy thận nhân tạo

Suy thận là giai đoạn cuối cùng của bệnh thận do đái tháo đường, khi mà chức năng đào thải chất cặn bã, độc hại ra khỏi cơ thể bị giảm sút nghiêm trọng.

Khi đó bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo. Hiểu nôm na là, sẽ có một máy có nhiệm vụ hoạt động lọc chất độc hại ra khỏi cơ thể thay cho thận không thực thi được nhiệm vụ này được nữa.

Máu của bệnh nhân sẽ được đưa vào máy và lọc qua màng lọc, khi đó máu đã được loại bỏ chất độc hại sẽ trả lại cơ thể.

4. Một cách khác là ghép thận

Ở Việt Nam đã thực hiện được nhiều trường hợp ghép thận thành công.

Bệnh nhân sẽ được ghép thận lành mạnh của người khác vào cơ thể để thay cho thận đã bị suy.

Đây là việc làm rất khó khăn và tốn kém.

Phòng ngừa suy thận do đái tháo đường như thế nào ?

Bệnh thận do đái tháo đường có thể được phòng ngừa bằng cách điều trị đái tháo đường tích cực, giữ mức đường huyết trong mức cho phép.

Huyết áp cũng góp phần làm suy thận do đái tháo đường diển tiến nhanh và trầm trọng thêm, do đó điều trị tăng huyết áp cũng rất quan trọng bên cạnh ổn định đường huyết cho bệnh nhân.

Tập thể dục, uống nhiều nước, ăn nhạt, bỏ thuốc lá, rượu bia góp phần phòng ngừa bệnh thận trên bệnh nhân đái tháo đường.

Chia sẻ
Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon