Bệnh Nhân Tiểu Đường Cần Chuẩn Bị Gì Khi Đi Du Lịch?

Tham quan, du lịch là sở thích chung của tất cả mọi người. Đa số bệnh nhân tiểu đường type 2 là những người lớn tuổi. Ở lứa tuổi này, nhu cầu tận hưởng cuộc sống là hoàn toàn xứng đáng. Tuy nhiên bệnh nhân lại thường e dè, lo lắng trước những chuyến đi vì nhiều lý do. Bài viết sau đây An Đường Khang sẽ cung cấp những điều cần lưu ý khi đi du lịch đối với người bị tiểu đường.

Nội Dung

Những mối bận tâm của bệnh nhân tiểu đường thường liên quan đến những vấn đề gì?

– Không biết sức khỏe, đường huyết của mình có đảm bảo khi đi du lịch hay không?

– Nếu đi chơi như vậy làm sao bảo quản insulin?

– Khi đi du lịch nước ngoài, không biết đem theo thuốc có được không? các nhân viên hải quan có cản trở hay không?

– Việc ăn uống khi đi chơi có ảnh hưởng tới mức đường huyết của mình hay không? 

Hướng dẫn cho bệnh nhân tiểu đường đi du lịch

Dưới đây là một số hướng dẫn dành cho bệnh nhân tiểu đường ( đái tháo đường ) cần chuẩn bị trước các chuyến đi.

Bệnh nhân tiểu đường luôn phải nhớ mang theo thuốc ổn định dường huyết khi đi du lịch

Những thứ cần chuẩn bị trước khi đi du lịch

Bệnh nhân tiểu đường đi du lịch cần đem theo máy đo đường huyết cá nhân

Một cách lý tưởng, máy đo đường huyết phải luôn luôn bên cạnh bạn trong mọi tình huống.

Bạn nên đo đường huyết trước các chuyến đi, đảm bảo rằng đường huyết nằm trong ngưỡng an toàn cho phép.

Kiểm tra pin trên máy có gần hết chưa, nên thay pin mới nếu có dấu hiệu gần hết pin.

Cồn sát trùng: thử đường và cả tiêm insulin.

Que thử đường huyết: kiểm tra số lượng que thử và hạn sử dụng.

Máy thử đường huyết cũng là vật dụng không thể thiếu 

Thuốc uống và thuốc tiêm insulin

Chuẩn bị đem theo thuốc uống và insulin đầy đủ cho cả chuyến đi.

Bạn nên theo nhiều hơn số ngày dự tình, vì dự phòng tình huống chuyến đi chơi có thể kéo dài nhiều ngày hơn dự định ban đầu.

Nếu đang sử dụng lọ insulin, bạn cần đem theo kim tiêm insulin cho đủ.

Bệnh nhân tiểu đường đi chơi hay công tác nước ngoài nên đem theo toa thuốc đang uống

Khi đi máy bay, đôi khi hải quan một số nước sẻ hỏi bạn toa thuốc phù hợp với lượng thuốc bạn đem theo. Tốt nhất đem theo toa thuốc để cho họ xem.

Chuẩn bị như thế nào?

Lượng thuốc và insulin nên đem theo gấp đôi số lượng dự tính.

Không được để trong những nơi nhiệt độ có thể cao, ví dụ bỏ quên trong cốp xe hơi.

Bút tiêm insulin hay lọ insulin không nhất thiết phải bảo quản lạnh, chỉ cần để ở nơi mát mẻ.

Nên đem theo ít bánh hay nước ngọt phòng khi xe không dừng những lúc tới thời điểm phải ăn để tránh hạ đường huyết.

Bánh nên để trong giỏ xách tay bên cạnh bạn.

Bệnh nhân tiểu đường đi du lịch cần làm gì khi gặp trường hợp khẩn cấp?

Bạn nên biết các triệu chứng hạ đường huyết.

Nếu xảy ra hạ đường huyết bạn cần phải biết cách xử lý. Cách xử trí hạ đường huyết theo quy tắc 15

Bạn nên nói cho những người đi chung hay bạn ở cùng phòng biết mình bị tiểu đường để họ biết cách hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp.

Luôn luôn lưu số điện thoại của Bác sĩ của bạn để nhờ hỗ trợ

Một vài điểm nhắc nhở cho bệnh nhân tiểu đường khi đi du lịch

Insulin có thể để ở nhiệt độ phòng, nơi mát mẻ trong vòng 1 tháng mà không cần giữ lạnh.

Nh vậy với những bút tiêm insulin, bạn có thể đem theo và an tâm đi chơi, không cần bận tâm quá tới việc bảo quản lạnh.

Bệnh nhân tiểu đường đi du lịch, dù thức ăn không do bạn chế biến nhưng hoàn toàn tự do lựa chọn thức ăn cho riêng mình.

Giữ tâm lý thoải mái để tận hưởng chuyến du lịch cùng gia đình

Chỉ cần hạn chế thực phẩm chế biến từ bột, gạo, trái cây, bánh kẹo…

Thuốc có thể đem theo khi ra nước ngoài nhưng bạn nên có toa thuốc đi kèm.

Nên đem theo ít bánh, phòng khi di chuyển quãng đường xa mà xe không dừng lại để ăn uống đúng giờ, bạn cần ăn ít bánh để tránh hạ đường huyết.

Khi đi máy bay phải ngồi lâu, bạn nên tranh thủ đi lại giữa các hàng ghế để vận động.

Chia sẻ
Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon