Chào bạn, biến chứng do bệnh Đái tháo đường được chia thành 2 nhóm: biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính. Biến chứng bàn chân ĐTĐ là một trong số những biến chứng mạn tính ĐTĐ. Tổn thương bàn chân trong ĐTĐ do mạch máu, thần kinh hoặc phối hợp cả mạch máu và thần kinh, có hoặc không nhiễm trùng kèm theo. Ông của bạn tổn thương loét gót chân là tổn thương khá nặng, cần khám BS chuyên khoa đánh giá kỹ tổn thương và nên nhập viện điều trị tránh làm nặng thêm tình trạng bệnh.
1 hộp An Đường Khang có 30 viên, mỗi ngày bạn uống 2 viên, chia làm 2 lần. Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ và cách các thuốc khác từ 1 – 2 giờ. Bạn uống như vậy cho đến khi đường huyết ổn định và duy trì tối thiểu từ 3 – 4 tháng.
Vì tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, vì vậy thời gian sử dụng sản phẩm cần theo đúng một đợt trung bình 3 – 4 tháng để giúp cơ thể cân bằng và điều chỉnh rối loạn. Thông thường, người bệnh sau uống 2 – 4 tuần đã thấy người đỡ mệt mỏi, khó ngủ, giảm tiểu đêm, ăn ngon miệng hơn. Khoảng thời gian đó đường huyết cũng đã giảm nhưng chưa nhiều. Sau khoảng 3 – 4 tháng bạn đi kiểm tra chỉ số HbA1c – chỉ số đường máu trung bình 3 tháng trước đó – sẽ đánh giá khách quan hơn.
Để mua sản phẩm An Đường Khang, bạn có thể đọc cho chúng tôi địa chỉ, số hộp hàng TẠI Đ Y, chúng tôi sẽ giao về tận nhà cho bạn. Bạn thanh toán sau khi nhận sản phẩm.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và sử dụng sản phẩm An Đường Khang.
Thân mến!
Theo khuyến cáo của hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (2016), Hội Nội tiết – ĐTĐ Việt Nam (2014) kiểm soát đường huyết đạt mục tiêu trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 với Glucose khi đói 80-130 mg/dl (4,5-7,2 mmol/l); sau ăn cao nhất < 180 mg/dl (< 10 mmol/l) và HbA1c < 7,0%. Tuy nhiên không phải ĐTĐ ai cũng như ai. Tùy đối tượng khác nhau mà có mục tiêu điều trị khác nhau. Người lớn tuổi ( > 65 tuổi ), thời gian mắc bệnh kéo dài, nhiều bệnh kèm và biến chứng (suy thận, suy tim, Bệnh tim thiếu máu cục bộ, Sa sút trí tuệ,…) thì mục tiêu kiểm soát đường huyết không chặt chẽ như người trẻ, khỏe mạnh, ít bệnh lý phối hợp… thường HbA1c ở những đối tượng này trong khoảng 7.5-8 % là tốt rồi.
Chào bạn, mẹ bị ĐTĐ thai kỳ làm tăng tỉ lệ con bị béo phì, rối loạn dung nạp đường, ĐTĐ sau này. Nếu mẹ mắc ĐTĐ typ 2 thì 40% con cái của mình sau này có nguy cơ mắc ĐTĐ trong cuộc đời của nó, nếu cả bố mắc ĐTĐ typ 2 nữa thì tỉ lệ này tăng lên 60%.
Việc bạn bị ĐTĐ thai kỳ thật sự thì sẽ trở lại bình thường sau khi sanh. Còn trong tương lai có thể tái phát bệnh. Bạn nên tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, tăng vận động thể thao, tránh căng thẳng, giữ cân nặng bình thường; mỗi 6 tháng kiểm tra đường huyết thì bạn yên tâm. Còn con bạn: Yếu tố di truyền là không can thiệp được; nguy cơ mắc ĐTĐ trong tương lai cao hơn những đứa trẻ khác, vì thế bạn chú ý đến dinh dưỡng, sự tăng cân của cháu đừng để cháu béo phì, cho cháu tăng vận động là giúp cháu ngăn chặn tiểu đường đó.
This website uses cookies.