Chuyên gia giải đáp những câu hỏi phổ biến về bệnh tiểu đường

Khi được chẩn đoán mắc tiểu đường, người bệnh sẽ có một loạt các câu hỏi lớn xoay quanh về cách điều trị bệnh. 

Hiện nay chưa có phương pháp nào chữa khỏi được bệnh tiểu đường, nhưng người bệnh có thể sống tốt cùng căn bệnh này nếu biết được những thông tin về bệnh tiểu đường bổ ích dưới đây. An Đường Khang đã tổng hợp và giải đáp một số câu hỏi phổ biến trong quá trình tư vấn sau đây. 

Nội Dung

1. Di truyền có phải là nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường tuýp 2 không?

Đúng.

Khoảng 30% bệnh nhân mắc bệnh do yếu tố di truyền trong gia đình (bố, hoặc mẹ hay chị gái hoặc em trai… bị tiểu đường). Bên cạnh yếu tố gia đình, yếu tố xã hội như thừa cân, béo phì, lối sống ít hoạt động thể lực… cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

2. Bệnh đái tháo đường không thể chữa khỏi?

Đúng.

Đái tháo đường là bệnh mãn tính. Y học vẫn chưa chữa khỏi căn bệnh này nhưng nếu người bệnh có chế độ ăn uống hợp lý và duy trì thường xuyên các hoạt động thể dục thể thao có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.

 

Bệnh đái tháo đường không thể dứt điểm hoàn toàn nhưng vẫn có nhiều phương pháp để cải thiện

3. Người mắc đái tháo đường ít bị sâu răng?

Sai.

Ngược lại, người bị đái tháo đường có nguy cơ bị bệnh sâu răng “thăm hỏi” cao hơn những người bình thường nếu như họ không có một chế độ ăn uống hợp lý. Thủ phạm tạo cơ hội cho bệnh sâu răng phát triển chính là sự tập trung quá nhiều đường trong nước bọt.

Vì thế, vệ sinh răng miệng ở bệnh nhân đái tháo đường cần được tuân thủ nghiêm ngặt: đánh răng sau khi ăn và kiểm tra răng miệng định kì (ít nhất 2 lần/năm).

4. Người mắc bệnh đái tháo đường không nên dùng thuốc tránh thai?

Đúng.

Đó là những viên thuốc có chứa estrogen, thành phần có khả năng làm tăng sự tập trung của đường và chất béo trong máu, cũng như làm tăng áp lực động mạch.

5. Người mắc bệnh đái tháo đường dễ suy sụp tinh thần và trầm cảm?

Đúng.

25-30% bệnh nhân đái tháo đường bị suy sụp tinh thần trong khi chỉ có 15-17% dân số còn lại mắc chứng suy sụp và trầm cảm.

6.    Em bị đái tháo đường mà thường xuyên tiêm insulin vậy có hiệu quả không ạ?

Tiêm insulin là liệu pháp điều trị hàng đầu cho bệnh đái tháo đường, nhưng để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc, bạn không nên tự ý uống thuốc mà phải đi khám Bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng theo mức độ bệnh lý điều trị một cách hiệu quả nhất.

7. Người mắc bệnh đái tháo đường không nên hút thuốc?

Đúng.

Bỏ thuốc lá là nguyên tắc bắt buộc với người đái tháo đường. Hút thuốc lá làm tăng áp lực động mạch và nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, nó còn tạo cơ hội thuận lợi cho bệnh thận “thăm hỏi”. Hơn thế, khi hút thuốc, người đái tháo đường cần tăng nhu cầu dùng Insulin và dễ bị kháng Insulin.

8. Người mắc bệnh đái tháo đường cần vận động thường xuyên?

Đúng.

Cơ bắp là nơi tiêu thụ đường lớn nhất trong cơ thể, nhất là khi chúng ta vận động. Sau mỗi bữa ăn, nhờ sự giúp sức của Insulin, 80% đường được dự trữ trong cơ bắp, chỉ còn 20% đường chuyển tới gan.

Khi thiếu các hoạt động thể dục thể thao, năng lượng do đường ở cơ bắp cung cấp không được đốt cháy. Đường bị tích trữ cùng với đường từ bữa ăn kế tiếp vẫn ở trong máu làm cho chỉ số đường huyết tăng cao. Vì thế, bệnh nhân tiểu đường cần duy trì thường xuyên các hình thức vận động cơ thể.

 

Các chuyên gia khuyên rằng người mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên vận động

9. Các vết thương ở người mắc bệnh đái tháo đường khó liền đúng không?

Đúng.

Đường huyết cao làm quá trình liền da, liền sẹo ở bệnh nhân đái tháo đường gặp khó khăn. Vì thế, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và bệnh nấm dễ dàng “ghé thăm” người bị đái tháo đường. Và một khi đã “ghé thăm”, vi khuẩn và nấm sẽ phát triển rất nhanh nhờ được “chiêu đãi” no nê bởi đường trong máu.

10.    Tôi bị bệnh tiểu đường 2 năm nay, lúc đầu có dùng thuốc, 6 tháng nay đã ngưng, tôi đi khám kiểm tra thấy đường máu bình thường vậy bệnh tiểu đường của tôi đã hết chưa?

Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm mà chỉ giữ cho lượng đường trong máu bình thường, nhằm phòng ngừa các biến chứng xảy ra. Mặc dù không dùng thuốc, đường máu đã ở ngưỡng bình thường nhưng bạn vẫn phải duy trì chế độ ăn kiêng và vận động thể lực hợp lý, thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu lúc đói và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Chia sẻ
Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon