Tiểu đường một khi mắc phải sẽ không dễ dàng chữa khỏi hoàn toàn, có khi bản thân người bệnh phải sống chung với căn bệnh này cả đời. Tuy nhiên, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật như hiện nay, thì việc kiểm soát tốt đường huyết nhờ vào tuân thủ dùng thuốc, có lối sống và dinh dưỡng hợp lý thì người bệnh vẫn hoàn toàn tận hưởng trọn vẹn cuộc sống và tuổi thọ như người bình thường. Nếu như ba mẹ mắc bệnh, phận làm con cháu, bạn hãy tìm hiểu và cập nhật mọi kiến thức để chăm sóc cho cha mẹ lúc về già. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nội Dung
1. Lưu ý về chế độ ăn uống cho người tiểu đường
Theo guideline chăm sóc dành riêng cho người tiểu đường thì những lưu ý về lối sống, chế độ ăn uống và thể dục thể thao được ưu tiên lên hàng đầu. Mục tiêu quan trọng nhất của người bị tiểu đường đó là làm sao để giữ được lượng đường trong máu của họ ổn định nhất có thể.
Đặc biệt khi bạn là người chăm sóc người tiểu đường, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Duy trì đồng hồ sinh học cho các bữa ăn: Người bị tiểu đường không nên bỏ bữa hoặc ăn trễ vì có khả năng dẫn đến hạ đường huyết cấp tính – biến chứng đái tháo đường cần cấp cứu kịp thời.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn
- Lập kế hoạch và thực đơn ăn uống: Bạn cần lưu ý chế độ dinh dưỡng giữa các bữa ăn và điều phối giữa việc ăn và uống thuốc cho người thân. Lưu ý là bạn cần trưng cầu ý kiến của bác sĩ, chuyên gia để có kế hoạch đúng và hợp lý nhất nhé.
- Uống đủ nước mỗi ngày: Giữ cho cơ thể và làn da của người thân đủ nước và cần hạn chế uống nước có chứa cafein hoặc có đường.
Hãy đặc biệt quan tâm đến người thân bị tiểu đường
2. Lên kế hoạch vận động và tập thể dục
Bên cạnh chế độ ăn uống thì kế hoạch vận động tập thể dục cũng rất quan trọng, đặc biệt cần thiết trong việc chăm sóc cho cha mẹ bị tiểu đường. Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp giảm cân mà còn có thể làm giảm lượng đường trong máu.
Công việc bận rộn, tuổi tác cao, vận động khó khăn khiến cha mẹ thường không duy trì các hoạt động thể thao. Vì vậy, việc của bạn chính là cố gắng kiên trì và khuyến khích họ hoạt động, đơn giản nhất là đi bộ hoặc các bài tập dưỡng sinh.
Và hãy nhớ, bạn nên để cha mẹ tập thể dục sau bữa ăn 1 giờ hoặc lâu hơn. Bản thân bạn hoặc bạn cũng có thể nhắc nhở cha mẹ luôn mang theo một viên kẹo đường hoặc một phần tinh bột nhẹ như cơm, khoai, mỳ… Đặc biệt, hãy uống nhiều nước và đeo thẻ ghi tên, thông tin người bệnh khi họ tập luyện xa nhà. Việc nhắc nhở này là cần thiết bởi khi xuất hiện các dấu hiệu hạ đường huyết như run đói, chóng mặt, vã mồ hôi, mệt mỏi, kiệt sức, da nhợt nhạt, mờ mắt, lú lẫn, bất tỉnh… thì những viên kẹo, tinh bột, thẻ đeo sẽ giúp nâng đường huyết người bệnh lên và liên lạc được với người thân.
Hiện nay đã có các thiết bị đo đường huyết tại nhà với thao tác đơn giản mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. Thế nên, nếu có thể hãy kiểm tra đường huyết của bệnh nhân trước, trong và sau khi tập thể dục.
Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp giảm cân mà còn có thể làm giảm lượng đường trong máu.
3. Những lưu ý về vệ sinh cá nhân hằng ngày cho người tiểu đường
3.1. Chăm sóc răng miệng
Các vấn đề về răng miệng như nướu răng, nấm và khô miệng là các vấn đề mà người tiểu đường thường gặp phải. Vậy nên, việc chăm sóc răng miệng đặc biệt quan trọng.
Bạn hãy nhắc nhở cha mẹ việc vệ sinh răng miệng thường xuyên, sử dụng bàn chải với lông mềm sau mỗi bữa ăn chính và dùng chỉ nha khoa ít nhất mỗi lần một ngày.
3.2. Chăm sóc móng
Nếu móng chân, móng tay mọc ngược, người bệnh tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng. Vậy nên, chúng ta cần giúp người bệnh thường xuyên kiểm tra móng tay, móng chân để xem có bị sưng tấy hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng hay không.
Hãy nhớ không nên làm tròn các góc khi cắt và cần cắt ngắn bằng kéo cắt móng tay, mài nhẵn bằng bảng nhám.
3.3. Vệ sinh thân thể
Người bệnh đái tháo đường có thể tắm nước ấm và dùng xà phòng nhẹ nhưng tuyệt đối không nên ngâm chân vì có thể làm khô da ở khu vực này. Các vết chai hoặc vết cắt trên bàn chân người tiểu đường nên được lưu ý để tránh các vấn đề nghiêm trọng như lở loét và nhiễm trùng. Vì lúc này, người bệnh sẽ khó cảm nhận được vết đau vì họ thường bị tổn thương dây thần kinh cảm giác.
Vậy nên, bạn hãy cùng người thân để ý kiểm tra cơ thể hằng ngày để đảm bảo không có vết xước, nốt đỏ hoặc mụn nước để đảm bảo không bị nhiễm trùng và chăm sóc cho vết thương nhanh chóng lành lại. Nếu vết thương diễn tiến xấu thì hãy dẫn người thân đến các cơ sở y tế để kiểm tra và chăm sóc vết thương hợp lý.
Cùng người bệnh tiểu đường sống hạnh phúc
3.4. Giày, vớ
Không nên để bệnh nhân tiểu đường đi chân trần, ngay cả khi đang ở trong nhà.
Bạn hãy chuẩn bị cho người thân đôi giày hoặc dép mềm với đế đệm hỗ trợ tốt, loại bít hết các ngón chân để hạn chế bị thương nhiễm trùng. Vì người bệnh tiểu đường thường ít chăm sóc bàn chân của mình nên bạn hãy nhắc nhở họ mang vớ rộng rãi, không nên chật chội để máu dễ dàng lưu thông.
Ngoài ra, việc chăm sóc cho bệnh nhân đái tháo đường không hề dễ dàng mà bạn cần sự kiên nhẫn và kiên trì rất nhiều. Bên cạnh đó, việc cập nhật và nâng cấp kiến thức chăm sóc người bệnh là điều hoàn toàn cần thiết. Bạn có thể theo dõi thêm một số bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé!
- Bài tập vận động nào tốt cho người tiểu đường
- Chế độ ăn protein cho người mắc bệnh tiểu đường như thế nào là hợp lý?
- Chăm sóc bàn chân đái tháo đường
4. Cùng An Đường Khang chăm sóc người bệnh tiểu đường
An Đường Khang hiểu rằng, một khi mắc tiểu đường, người bệnh thường bị cảm xúc tiêu cực chi phối. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, việc sử dụng thuốc cùng các chế độ kiêng cử đã có thể giúp người bệnh cải thiện rất nhiều trong đời sống hằng ngày. Bên cạnh lối sống, người tiểu đường hãy dùng thêm các thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ hạ đường huyết ổn định.
An Đường Khang là sự kết hợp Đông Tây y được các chuyên gia Nội tiết hàng đầu khuyến khích áp dụng trong quá trình chăm sóc người tiểu đường. Sản phẩm viên uống được chiết xuất 100% từ những thảo dược lành tính như khổ qua rừng, đậu bắp, đông trùng hạ thảo… được chứng minh từ ngàn đời nay trong các bài thuốc giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết.
Mỗi ngày 2 viên, dùng vài liệu trình, bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt đối với sức khỏe của chính bản thân mình.
Lời kết
Như vậy, trên đây là các phương pháp chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là người thân, cha mẹ của bạn. Điều bạn cần làm là hãy luôn bên cạnh, giúp đỡ và chăm sóc cho họ. Đừng quên, dùng 2 viên An Đường Khang mỗi ngày cho một hệ đường huyết khỏe mạnh!