Bài Tập Vận Động Nào Tốt Nhất Cho Người Bị Tiểu Đường?

Cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục thể thao là một phương pháp mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh Tiểu đường như: giúp kiểm soát mức đường huyết, tiêu thụ mỡ dư thừa của cơ thể, làm mạnh lên các cơn và xương, hạ huyết áp, giảm LDL cholesterol, tăng HDL-cholesterol, cải thiện tưới máu mô, hỗ trợ cho hệ tim mạch, giảm nguy cơ đột quỵ, giảm căng thẳng.

Việc luyện tập các bài tập thể dục đều đặn và đúng cách được xem như là phương pháp điều trị hiệu quả giúp người bệnh Tiểu đường ổn định chỉ số đường huyết ở mức ổn định và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để xem những bài tập nào thật sự phù hợp cho người bệnh Tiểu đường luyện tập mỗi ngày:

Nội Dung

Bài tập nào tốt nhất cho người tiểu đường?

Có nhiều hình thức tập luyện và vận động thể lực hằng ngày, tuy nhiên chọn lựa phương cách tập luyện, bài tập vận động cần phải phù hợp sức khỏe của bạn, lứa tuổi, các bệnh lý kèm theo mà minh đang có có thể bị ảnh hưởng của bệnh tật, mục tiêu tập luyện để giảm cân, hay không giảm cân. Bài tập có kháng lực hay không có kháng lực …vv. Tất cả tùy thuộc vào từng cá thể. Vì vậy, bạn phải được tư vấn bởi thầy thuốc chuyên khoa và người hướng dẫn viên tập vận động thể dục, và ngay cả ý kiến cá nhân sở thích của bạn để chọn phương pháp, bài tập phù hợp.

Đi bộ và thể dục nhịp điệu là một trong những phương pháp dễ thực hiện với động tác đơn giản, hiệu quả và phù hợp cho người bệnh tiểu đường.

Người mắc bệnh tiểu đường được khuyến kích thường xuyên vận động để cải thiện sức khỏe

Chuẩn bị như thế nào khi tập luyện đối với người bị tiểu đường

Bạn nên có kế hoạch cụ thể khi tập luyện, thời gian và theo dõi khi tập luyện. Việc theo dõi đường huyết trước khi tập là cần thiết, giúp cho bạn hạn chế các biến chứng trong quá trình tập luyện.

– Nếu đường huyết trước tập luyện thấp hơn 100mg/dL (5,6 mmol/L) cần phải ăn dặm hay uống sữa, nước trái cây tương ứng 15 -30 gram carbohydrate trước khi bắt đầu tập

– Nếu đường huyết trước tập từ 100mg/dL – 250 mg/dL (5,6 mmol/L- 13,9 mmol/L) an toàn tập luyện

– Nếu đường huyết trước tập lớn hơn 250mg/dL (13,9 mmol/L)  mức đường huyết quá cao để tập luyện, bạn cần kiểm tra ceton trong nước tiểu, sự hiện diện ceton trong nước tiểu cho thấy rằng cơ thể bạn không đủ insulin để soát đường huyết.  cần điều tri ngay để phòng ngừa biến chứng.

Kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học và vận động sẽ giúp người bệnh có sức khỏe tốt hơn

Bổ sung thực phẩm tránh chỉ số đường huyết xuống thấp lúc tập luyện

Trong quá trình luyện tập, cần thận trọng khi có triệu chứng hạ đường huyết như, bủn rủn, yếu cơ, lú lẫn, việc kiểm tra đường huyết nhanh cần thiết làm ngay. Nêu đường huyết < 70 mg/dL là tình trạng hạ đường huyết xảy ra, bạn phải nhanh chóng  bổ sung  lượng carbohydrate nhanh từ 20-30 gram các sản phẩm sữa có thể thay thế tác dụng cung cấp năng lượng nhanh.

Để phòng ngừa các biến chứng này xảy ra bạn cũng có thể ăn nhẹ trước khi tập luyện, nên xét nghiệm đường huyết trong mỗi 30 phút tập luyện, chú ý đến cường độ luyện tập và việc bổ sung sữa sau luyện tập để tránh bị hạ đường huyết bất ngờ.

Chia sẻ
Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon