Cách Điều Trị Đái Tháo Đường Typ 2 Không Dùng Thuốc

Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bệnh nhân thường không thể tự chuyển hóa các chất bột đường có trong thức ăn để tạo ra năng lượng. Sự tịch tụ theo từng ngày khiến lượng đường trong máu tăng lên. Từ đó làm gia tăng các nguy cơ bệnh lý tim mạch. Đồng thời điều này còn gây tổn thương nhiều cơ quan, bộ phận khác. Tuy nhiên, vẫn có những cách điều trị đái tháo đường typ 2 mà không cần dùng tới thuốc, vừa an toàn lại hiệu quả đối với người bệnh.

Nội Dung

1. Mục đích điều trị đái tháo đường typ 2

1.1. Mục đích chung

  • Duy trì glucose máu khi đói, sau ăn gần bằng mức độ sinh lý, đạt HbA1c lý tưởng, nhằm giảm các biến chứng có liên quan, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh.
  • Giảm cân nặng hoặc duy trì cân nặng phù hợp với thể trạng.

1.2. Mục tiêu cụ thể trong điều trị đái tháo đường typ 2

Chắc chắn mục tiêu là phải đưa được lượng glucose trong máu về mức ổn định, đưa HbA1c về từ 6.5% đến 7.0% trong vòng 3 tháng.

HbA1c: cá nhân hóa theo từng bệnh nhân.

+ Người trưởng thành, không bệnh kèm theo: <7.0%.

+ Người trẻ, khỏe, mới phát hiện bệnh, không bệnh kèm theo: <6.5%.

+ Người lớn tuổi, hoặc có bệnh kèm theo, hoặc những người không có khả năng tuân thủ điều trị: mạnh khỏe, tiên lượng sống lâu: <7.5%; nhiều bệnh kèm, tiên lượng sống trung bình: <8.0%; tiên lượng sống không lâu <8.5%.

Theo dõi HbA1c như thế nào: ít nhất 2 lần trong 1 năm đối với bệnh nhân đạt được mục tiêu điều trị và mỗi quý đối với bệnh nhân chưa đạt được mục tiêu điều trị.

Ngoài ra còn cần lưu ý đến việc cân bằng các thành phần lipid máu, các thông số về đông máu, duy trì số đo huyết áp để đảm bảo hiệu quả.

Mục tiêu cụ thể trong điều trị đái tháo đường typ 2

1.3. Nguyên tắc điều trị đái tháo đường typ 2

  • Dùng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 cần có sự kết hợp với chế độ ăn và luyện tập thích hợp.
  • Phối hợp điều trị hạ glucose máu kèm điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì số đo huyết áp hợp lý, phòng và chống các rối loạn đông máu.
  • Điều trị insulin ngay khi cảm thấy cần thiết.

2. Cách điều trị đái tháo đường typ 2 không dùng thuốc

2.1. Uống nhiều nước hàng ngày

Người bệnh đái tháo đường thường có lượng đường huyết cao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đào thải nước tiểu, gia tăng mức độ bài tiết nước tiểu ra ngoài. Lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài càng nhiều, càng dễ dẫn tới mất nước trong cơ thể.

Bệnh nhân tiểu đường nếu không cung cấp đủ nước sẽ dễ mất nước. Tùy tình hình mà còn có thể dẫn đến tình trạng cô đặc máu, tăng nồng độ các chất hòa tan. Việc này sẽ gây khó khăn cho người bệnh trong việc đào thải lượng đường thừa và các chất cặn bã khác. Nguy hiểm nhất là bị hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu và nhiễm toan ceton.

Người bình thường uống từ 1.5 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Nhưng người bị tiểu đường cần phải uống nhiều hơn.  Họ cần phải bù lại lượng nước đã bị mất đi. Bổ sung nước đầy đủ sẽ giúp tăng lưu thông máu. Từ đó giúp cải thiện tốc độ tuần hoàn ngoại vi, ngăn sự phát sinh và phát triển biến chứng của đái tháo đường.

dieu-tri-dai-thao-duong

Bệnh nhân tiểu đường nếu không cung cấp đủ nước sẽ dễ mất nước

2.2. Bổ sung chất xơ

Trong các loại rau lá xanh, củ quả, trái cây có vỏ, các loại đậu, khoai, gạo lứt… sẽ chứa nhiều chất xơ. Khuyến cáo mà Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới cho biết để điều trị đái tháo đường, người bệnh nên bổ sung ít nhất 25g chất xơ hằng ngày. Việc này sẽ giúp insulin hoạt động tốt hơn và làm chậm quá trình đưa thức ăn xuống ruột non. Từ đó sẽ giúp đường máu sau ăn không tăng nhanh.

Để điều trị đái tháo đường, người bệnh nên tập thói quen ăn chất xơ. Hãy khởi đầu bằng lượng nhỏ, sau đó tăng dần lên. Kết hợp với uống nhiều nước sẽ giảm đầy bụng, khó tiêu, giảm chỉ số HbA1c. Từ đó, giúp bệnh nhân ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

2.3. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng chiếm giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều trị đái tháo đường.

  • Chia nhỏ các bữa ăn, nên chia 3 bữa chính, 1-3 bữa phụ với lượng calo phân bổ trong các bữa ăn hợp lý.
  • Duy trì đồng hồ sinh học ăn đúng giờ và đều đặn. Tuyệt đối không nên bỏ ăn, kể cả bạn đang ốm nặng hay không muốn ăn.
  • Giữ lượng tinh bột ổn định và phù hợp: gạo lứt, khoai sọ, ngũ cốc thô…
  • Không dùng đồ ăn, đồ uống có chứa đường hóa học, nước ngọt có gas, rượu bia…
  • Hãy ăn trái cây ( chín ươm), rau xanh để có đủ vitamin. Và bạn cũng cần tránh các loại hoa quả chín, mềm có độ ngọt quá cao: xoài, nhãn, sầu riêng…
  • Hạn chế chất béo động vật. Hãy dùng dầu thực vật như olive, đậu nành… Và hạn chế đồ chiên xào, độ béo cao.

Chế độ dinh dưỡng chiếm giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều trị đái tháo đường.

2.4. Tập thể thao thích hợp

Tùy vào thể trạng của mỗi người mà sẽ có những bài tập thích hợp. Tuy nhiên, thông thường, các bác sĩ sẽ khuyến nghị bạn nên hoạt động tối thiểu 30 phút/ ngày.

Việc tập thể thao là điều cần thiết vì hoạt động này sẽ giúp cơ thể tiêu thụ glucose dễ dàng hơn, giảm lượng đường trong máu.

Các môn thể thao khuyến khích được tham gia như đi bộ, chạy chậm, đi xe đạp, bơi lội… tùy theo sở thích và khả năng của mình.

2.5. Kiểm soát tốt stress

Nếu bệnh nhân quá căng thẳng tâm lý, stress cũng có thể khiến cho đường huyết trong cơ thể tăng cao. Khi bị stress, cơ thể có xu hướng tăng tiết cortisol – 1 loại hormone đối kháng làm giảm nhạy insulin, dẫn tới đường huyết gia tăng. Chưa kể hành vi uống cafe, thuốc lá, lười tập thể dục… khi bị stress có thể khiến đường huyết tăng cao.

Để điều trị đái tháo đường, bệnh nhân cần có thái độ sống lạc quan, thư giãn, vui chơi, giải trí lành mạnh, thiền…Từ đó bệnh nhân sẽ cân bằng tâm lý, cảm xúc bệnh nhân.

Bệnh nhân cần có thái độ sống lạc quan, thư giãn, vui chơi, giải trí lành mạnh, thiền… để cân bằng tâm lý, cảm xúc.

2.6. Theo dõi đường huyết thường xuyên

Người bệnh cần theo dõi đường huyết của mình thường xuyên. Hiện nay đã có các thiết bị có thể đo được đường huyết mà bệnh nhân có thể sử dụng ngay tại nhà. Việc theo dõi đường huyết mỗi ngày sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt. Và nếu có tăng cao thì bệnh nhân cũng sẽ kịp thời phát hiện và điều chỉnh phù hợp.

3. Cùng An Đường Khang chăm sóc người bệnh tiểu đường

Quá trình điều trị đái tháo đường thực sự cần rất nhiều thời gian, có khi là cả cuộc đời. Tuy nhiên, bên cạnh việc sử dụng thuốc thì các chế độ kiêng cử cũng có thể giúp người bệnh cải thiện rất nhiều trong đời sống hằng ngày. Bên cạnh lối sống, người tiểu đường hãy dùng thêm các thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ hạ đường huyết ổn định.

An Đường Khang là sự kết hợp Đông Tây y được các chuyên gia Nội tiết hàng đầu khuyến khích áp dụng trong quá trình chăm sóc người tiểu đường. Sản phẩm viên uống được chiết xuất 100% từ những thảo dược lành tính như khổ qua rừng, đậu bắp, đông trùng hạ thảo… được chứng minh từ ngàn đời nay trong các bài thuốc giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết.

Mỗi ngày 2 viên, dùng vài liệu trình, bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt đối với sức khỏe của chính bản thân mình.

Đọc thêm:

Lời kết

Trên đây các các cách điều trị đái tháo đường không dùng thuốc. Nếu có người thân bị mắc đái tháo đường, bạn hãy thử áp dụng các phương pháp trên nhé! Và đừng quên dùng 2 viên An Đường Khang mỗi ngày để kiểm soát đường huyết ổn định!

Chia sẻ
Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon