Dịch Covid-19 có thể khiến tình trạng sức khỏe của những người mắc bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng hơn với các biến chứng đặc biệt nguy hiểm. Không những vậy, tỉ lệ người bị bệnh tiền đái đường còn tăng mạnh trong thời đại trong và sau khi dịch bùng phát mạnh. Vậy bạn đã biết cách điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người bị đái tháo đường hậu Covid chưa?
Nội Dung
1. Thực trạng bệnh tiểu đường hậu Covid
Dù cho thế giới đã có hơn 100 năm ( từ năm 1921 phát hiện insulin ) nghiên cứu và tiến bộ trong điều trị, giáo dục và phòng ngừa bệnh đái tháo đường, nhưng vẫn còn đó rất nhiều vấn đề đáng quan ngại. Theo IDF, dự kiến đến năm 2024 sẽ tăng lên ⅛ số lượng người trưởng thành mắc bệnh trên thế giới.
Liên đoàn đái tháo đường thế giới ước tính có gần 7 triệu người trưởng thành trên toàn thế giới vào năm 2021 tử vong liên quan đến bệnh đái tháo đường và các biến chứng. Tuy nhiên, số liệu này còn chưa tính đến những trường hợp tử vong do Covid 19 gây ra.
Các nhà khoa học cho biết: “ Đại dịch Covid 19 cũng ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát bệnh đái tháo đường của mọi người trong hơn 1 năm qua. Chúng ta có thể sẽ chứng kiến sự bùng phát mạnh trong 2 năm tới của bệnh đái tháo đường và các biến chứng của nó vì nhiều người đã bỏ lỡ lịch hẹn khám sàng lọc đái tháo đường do lo sợ mắc COVID-19″.
Tỉ lệ người bị bệnh đái tháo đường tăng mạnh sau dịch
2. Mối liên hệ tiềm ẩn giữa bệnh tiểu đường và Covid – 19
Những người bị đái tháo đường như quả bom hẹn chậm khi mà bản thân họ luôn tiềm tàng nguy cơ tăng nhiễm trùng vì tổn thương hệ miễn dịch do tăng đường huyết. Ngoài ra, còn có các tác động bởi các biến chứng cấp và mạn tính, nguy cơ nhiễm trùng nặng do tăng tiết cytokin.
Cơ chế chính gây ra đái tháo đường ở bệnh nhân Covid:
SARS-CoV-2 nắm giữ con đường nội tiết (đóng vai trò quan trọng trong điều hòa huyết áp, chuyển hóa và gây viêm). SARS-CoV-2 và hệ Renin Angiotensin trong cơ thể có sự tương tác. Cụ thể:
- Tăng đường huyết cấp tính làm tăng enzym chuyển đổi ACE 2 trong tế bào (đã được chứng minh). Từ đó, nó tạo điều kiện cho tế bào virus đi vào.
- Tăng đường huyết mạn tính gây viêm lại gây giảm ACE 2 làm tổn thương tế bào, ảnh hưởng trực tiếp lên chức năng tế bào beta tuyến tụy.
Vậy nên, bệnh tiểu đường không chỉ là một trong các yếu tố nguy cơ diễn tiến nặng cho bệnh nhân Covid 19 mà tình trạng nhiễm Covid còn có thể là một trong các yếu tố khởi phát bệnh đái tháo đường, làm tăng nhu cầu insulin.
Ngoài ra, còn có thể do sự tác động của men ức chế dipeptidyl peptidase – 4 (DPP4). DPP4 là thụ thể có chức năng cho hCoV- EMC – loại virus gây ra MERS. Tuy nhiên, cơ chế này có trong COVID-19 hay không thì chưa được xác định rõ ràng.
Mối liên hệ giữa đái tháo đường và Covid-19
3. Đâu là nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường hậu Covid trở nặng
Theo thống kê thì cho tới thời điểm hiện tại đã có hơn 200 biến chứng sau nhiễm Covid-19 được ghi nhận. Tuy nhiên, đối với người bị đái tháo đường, sau khi mắc thêm SARS-CoV-2 sẽ làm tổn thương ở các mạch máu trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, đường huyết sẽ không còn kiểm soát tốt bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Mắc SARS-CoV-2: Tác động đến tâm lý một số bệnh nhân sẽ cố gắng ăn uống nhiều hơn để có sức đề kháng chống lại virus. Tuy nhiên, điều này đã vô tình làm tình trạng đường huyết tăng cao hơn.
- Hệ miễn dịch suy giảm: Glucose trong máu tăng cao gây rối loạn điều hòa các phản ứng miễn dịch, tạo điều kiện cho cytokin và hội chứng suy hô hấp cấp ARDS bùng phát. Khi nồng độ đường trong máu cao có tác dụng hiệp đồng với việc bất hoạt men chuyển (ACE 2) phụ thuộc SARS CoV 2 để làm bệnh chuyển biến thành suy đa cơ quan và các biến cố huyết khối. Cho nên, thời gian điều trị thường kéo dài và khó khăn hơn.
- Virus càng phát triển mạnh mẽ hơn ở những người có bệnh nền về đái tháo đường. Trong khi đó, người bệnh tiểu đường trong dịch bệnh COVID-19 thường khó có điều kiện để kiểm soát đường huyết cơ thể. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống thay đổi, bệnh nhân phải ở trong khu cách ly. Trong điều kiện bất khả kháng như vậy, việc người bệnh không tự chăm sóc bản thân theo phác đồ điều trị thường xuyên xảy ra.
Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường trở nặng hậu Covid
- Bỏ uống thuốc đái tháo đường: Nhiều bệnh nhân sợ uống nhiều thuốc trong cùng một lúc khi mắc Covid sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan thận, sức đề kháng… nên chỉ sử dụng duy nhất thuốc điều trị Covid.
- Ít vận động: Do thời gian giãn cách xã hội khiến nhiều người ngại ra đường mà cũng lười tập thể dục…
- Thiếu thuốc điều trị đái tháo đường trong thời gian cách ly không đi tái khám, không tự mua thuốc được hoặc mua thuốc không đúng, dùng không đủ liều…
- Tự ý sử dụng các toa thuốc truyền miệng, hoặc xem trên mạng, các thuốc không có chỉ định của bác sỹ mua tại nhà thuốc. Đặc biệt, những thuốc như Medrol, Prednisone tăng nguy có làm tăng đường huyết và huyết áp.
- Không thể tái khám định kỳ đầy đủ và việc liên hệ nhân viên y tế trong trường hợp cần trợ giúp hay tư vấn chuyên môn cũng gặp khó khăn.
- Hơn nữa, người bệnh vẫn còn tâm lý sợ vào bệnh viện nên khó phát hiện và điều trị các biến chứng của bệnh kịp thời.
>>> Đọc thêm: BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG ĐỂ LẠI NHỮNG BIẾN CHỨNG MẠN TÍNH NÀO?
4. Những nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường hậu Covid
Bệnh đái tháo đường tuy không phải ai cũng mắc phải. Tuy nhiên, mọi đối tượng hay độ tuổi nào cũng có thể bị tiểu đường. Đặc biệt là với bệnh nhân:
- Cả nam và nữ trên 65 tuổi.
- Cần người chăm sóc trong thời gian dài hoặc trong viện dưỡng lão.
- Có các bệnh nền như bệnh phổi mạn tính, hen suyễn mức độ nặng hoặc trung bình.
- Bệnh chuyển biến nặng về tim mạch.
- Hệ miễn dịch bị suy giảm.
- Béo phì, hay có bệnh nền đái tháo đường, suy thận, bệnh gan mạn.
- Đang trong các giai đoạn của thai kỳ.
5. Lời khuyên cho bệnh nhân đái tháo đường hậu Covid-19
Lời khuyên cho bệnh nhân đái tháo đường hậu Covid-19:
- Nên chú ý và tuân theo các quy tắc phòng ngừa lây nhiễm bệnh, đặc biệt là tuân thủ 5K.
- Ngủ đủ 6 – 8 tiếng/ ngày, tránh áp lực, duy trì lối sống tích cực, luyện tập đều đặn, uống nhiều nước, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và vận động đều đặn.
- Tuân thủ theo phác đồ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ.
- Kiểm soát các bệnh nền đi kèm như tăng huyết áp, tim mạch, bệnh lý hô hấp.
- Theo dõi chặt chẽ đường huyết của mình.
- Nên tham vấn, chăm sóc từ xa để bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe và có chế độ điều trị thích hợp.
- Lưu ý đến các dấu hiệu bất thường về đường huyết, huyết áp hay các tình trạng như nôn ói, mệt mỏi, khát nước nhiều, khó thở, li bì, vẻ lừ đừ, đau bụng, rối loạn tri giác.
- Chủ động liên hệ ngay nhân viên y tế để có sự hỗ trợ kịp thời trong những trường hợp cần thiết.
Bệnh nhân hình thành lối sống tích cực
6. Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường hậu Covid
Người bị nhiễm Covid đi kèm bệnh đái tháo đường thường có nguy cơ biến chứng rất cao. Tuy rằng đã khỏi cũng khó có thể tránh khỏi các di chứng để lại. Vậy nên, giai đoạn hậu Covid, người bệnh cần có kế hoạch cải thiện và chăm sóc sức khỏe đúng cách để phòng bệnh.
6.1. Duy trì thói quen tốt cho người tiểu đường
- Luôn theo dõi bệnh hàng ngày.
- Hình thành thói quen tập thể dục đều đặn.
- Ăn uống đầy đủ, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và sức khỏe cho bản thân.
- Luôn ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, duy trì đồng hồ sinh học bản thân.
- Tránh hoàn toàn các chất kích thích có hại cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá.
- Uống thuốc đều đặn và tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ.
Tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ
6.2. Chế độ ăn uống dinh dưỡng
6.2.1. Nguyên tắc của chế độ ăn đối với người đái tháo đường
- Ăn đúng lượng thực phẩm cần thiết cho hoạt động hằng ngày. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng thức ăn cung cấp. Bởi số lượng thực phẩm còn tùy thuộc vào đối tượng sử dụng, về giới tính, cân nặng, chiều cao, cường độ lao động…
- Các chất đạm, chất bột đường, chất béo và các vitamin, khoáng chất cần được cân đối hợp lý. Người bệnh nên ăn đa dạng các loại thực phẩm với số lượng và thời gian hợp lý.
>>> Đọc thêm: BẠN CÓ BIẾT THỨC ĂN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG LOẠI NÀO TỐT NHẤT?
6.2.2. Chế độ ăn uống dinh dưỡng
- Hạn chế thức ăn hàm lượng đường cao
Người bị đái tháo đường nên sử dụng các loại glucid (chất đường bột) phức hợp dưới dạng các loại ngũ cốc nguyên hạt, xay xát dối, các loại hạt, rau và củ.
Hạn chế các loại đường đơn, đường đôi và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao như bánh kẹo, nước ngọt, nước ép hoa quả…
Người bị bệnh cũng nên chú ý đảm bảo cung cấp năng lượng do glucid cung cấp khoảng 50-60% tổng số năng lượng của suất ăn hoặc trong ngày.
- Phối hợp đa dạng các loại thực phẩm
Bữa ăn của người đái tháo đường hậu Covid nên ở khoảng 15-20 loại thực phẩm và được thay đổi thường xuyên trong ngày. Suất ăn nên có tỉ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm thực vật và động vật như thịt, cá, trứng, tôm, cua…Mọi người nên sử dụng dầu thực vật và mỡ động vật ở tỷ lệ cân đối.
Người mới khỏi Covid nên sử dụng chất đạm có giá trị sinh học cao và cung cấp các acid amin thiết yếu, không nên ăn thực phẩm có chứa nhiều cholesterol như tim, gan, óc, lòng…
Ăn 2-3 bữa cá và 2-3 quả trứng 1 tuần. Uống thêm sữa chuyên biệt cho người bị tiểu đường từ 1-2 cốc một ngày.
Cần có chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
- Ưu tiên chất béo chưa bão hòa
Năng lượng chất béo cung cấp chỉ nên dừng lại khoảng 20-30% tổng năng lượng suất ăn. Người bệnh nên sử dụng các chất béo chưa bão hòa vì chúng có lợi cho sức khỏe và giảm chất béo bão hòa, hạn chế được xơ vữa động mạch.
Hạn chế sử dụng mỡ, bơ và nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu mè, đậu nành, hướng dương…
- Tăng cường rau củ quả và nước
Khẩu phần ăn của người bệnh sau khi điều trị Covid cần tăng lượng rau quả. Các thực vật chứa nhiều vitamin A, C, D,E… và khoáng chất sắt, kẽm, chất chống oxy hóa giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch chống virus, vi khuẩn gây bệnh.
Rau quả giúp hệ tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol và táo bón. Ăn rau xanh và hoa quả từ 400-600 g cho một ngày.
Người bệnh mắc Covid hoặc đã khỏi bệnh thường sẽ bị mất nước và điện giải do sốt, viêm phổi, nhiễm trùng nên cần tăng bù nước để giúp cơ thể mau phục hồi.
7. Làm thế nào để ổn định đường huyết
- Chia nhỏ bữa ăn thành 3 bữa chính, 1-3 bữa phụ trong ngày.
- Duy trì thói quen ăn đều đặn và đúng giờ. Tuyệt đối không được bỏ ăn ngay cả khi bị bệnh nặng hay không muốn ăn.
- Chú ý hàm lượng bột đường đưa vào cơ thể ổn định và phù hợp. Bạn có thể thể thay thế bằng các thức ăn giàu chất bột đường cho cơ thể như cơm, bánh mì, nui, bún, phở, mì gói, bánh quy, khoai, sắn, các loại đậu, một số loại trái cây… và nên nhớ tính toán hàm lượng đưa vào cơ thể.
- Ăn chậm và nhai kỹ.
- Cần có tư vấn của bác sĩ nếu sử dụng các loại thuốc hạ glucose máu. Tham khảo để biết cách phối hợp bữa ăn sao cho phù hợp với thuốc về liều lượng và thời gian.
Người mắc bệnh đái tháo đường trong dịch bệnh COVID-19 dễ dàng gặp phải những nguy cơ về biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Do vậy, cách tốt nhất để phòng bệnh là chăm sóc bản thân, tuân theo các quy định phòng dịch để không mắc phải. Và giữ tinh thần lạc quan, tâm lý thoải mái trong mùa dịch, tránh những lo âu và phiền muộn không đáng có, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân.
Dùng An Đường Khang hỗ trợ đái tháo đường
Hiện nay, AN ĐƯỜNG KHANG được xem là bài thuốc tốt hỗ trợ hạ đường huyết an toàn vì chứa 100% thảo dược, giúp giảm tác dụng phụ khi bệnh nhân điều trị bằng thuốc tây và giảm các biến chứng của đái tháo đường.
Đặc biệt đối với những bệnh nhân mắc Covid 19 thì khi sử dụng sẽ giúp bồi bổ cơ thể, sảng khoái tinh thần sau nhiều thời gian dài chống chọi bệnh tật nhờ có thành phần đông trùng hạ thảo. Bản thân ĐTHT có các chất dinh dưỡng, acid amin, vitamin và các nguyên tố vi lượng, giúp tái tạo tế bào, bồi bổ sức khỏe, giúp người bệnh nhanh chóng khỏe mạnh sau đợt điều trị Covid kéo dài.
AN ĐƯỜNG KHANG hiểu rằng việc bị đái tháo đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cuộc sống của chúng ta. Vậy nên, chúng tôi đã liệt kê đầy đủ các phương pháp điều trị bệnh mà quý độc giả có thể áp dụng để đảm bảo sức khỏe dài lâu, khỏe mạnh cho mình nhé!