Mùa du lịch đã tới. Nhiều gia đình, bạn bè, công ty, đồng nghiệp rủ nhau đi chơi, teambulding hay các hoạt động ngoài trời, khu nghỉ dưỡng để thắt chặt tình bạn bè. Người đái tháo đường càng cần chuẩn bị đầy đủ và kỹ càng hơn. Để giúp chuyến đi vui vẻ và ý nghĩa, nâng cao đời sống tinh thần cho người bệnh, bệnh nhân đái tháo đường cần lưu ý 7 điều sau đây:
Nội Dung
1. Chuẩn bị giấy tờ cần thiết
Bên cạnh các giấy tờ tùy thân thì người bệnh đái tháo đường cần chuẩn bị thêm bảo hiểm y tế, sổ khám bệnh và đơn thuốc. Điều này hoàn toàn cần thiết. Nếu người bệnh cần sự hỗ trợ từ các cơ sở y tế tại khu du lịch thì các giấy tờ này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán nhanh và chính xác hơn bệnh tình của bạn.
Các trường hợp đi bằng đường hàng không thì sẽ cần các giấy tờ chẩn đoán và đơn thuốc khi làm thủ tục. Vì lúc này người bệnh sẽ được hỗ trợ trong việc vận chuyển thuốc trên máy bay, trong đó có cả insulin.
2. Chuẩn bị vật dụng y tế và thuốc
Người bệnh nên tính toán số thuốc mà bản thân cần dùng trong thời gian du lịch. Và hãy nhớ đem dư thêm vài ngày. Trong trường hợp bạn không thể về nhà kịp theo đúng kế hoạch thì vẫn có đủ thuốc dùng mà không gian đoạn điều trị.
Chưa kể những trường hợp bệnh của bạn không dễ dàng tìm đươc thuốc ở nơi khác. Thì việc chuẩn bị thuốc là hoàn toàn thiết thực.
Bạn cũng không nên trông chờ vào người khác hoặc thuốc của họ. Bởi mỗi người bệnh đái tháo đường khác nhau sẽ có cách điều trị khác nhau nên dùng thuốc cũng sẽ khác nhau.
Cách tốt nhất chính là bạn tự mình chuẩn bị mọi thứ đầy đủ.
Người bệnh nên tính toán số thuốc mà bản thân cần dùng trong thời gian du lịch
3. Người bệnh đái tháo đường cần lưu ý về chế độ ăn uống
Điều này đặc biệt quan trọng. Bởi người đái tháo đường cần kiêng khem các món ăn gây nguy hại đến sức khỏe của họ.
Khi lên kế hoạch đi du lịch, bản thân bạn cần nắm rõ lịch trình nơi sắp đến và thực đơn mình sẽ ăn. Bên cạnh đó, bạn còn cần lưu ý về thời gian bữa ăn. Nếu các bữa ăn cách nhau quá xa, bạn hãy tự chuẩn bị những phần ăn nhẹ để chống đói.
Ẩm thực địa phương cũng là điều mà bạn cần lưu ý. Bởi lẽ, thức ăn một số địa phương bạn ăn không hợp hoặc dị ứng cũng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Chưa kể, thức ăn địa phương không thể đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường. Vậy nên, bạn hãy tự chuẩn bị và lên thực đơn cho riêng mình. Hãy đặt ra giới hạn cho khẩu phần ăn của mình để hạn chế tối đa các rủi ro.
Đặc biệt, người bệnh đái tháo đường cần tránh rượu, thuốc lá và các chất kích thích. Điều này sẽ giúp bạn tránh được các nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.
Đọc thêm:
4. Vận động đều đặn
Đi du lịch lâu ngày dễ khiến người bệnh mệt mỏi, mất sức. Vậy nên, để có một chuyến đi vui vẻ và thoải mái, ngay từ bây giờ bạn nên rèn luyện sức khỏe của mình. Mức khuyến cáo tập thể dục là mỗi ngày 30 phút trong 5 ngày/tuần.
Nếu là người ít vận động, bạn có thể khởi động với mức thấp hơn. Hãy nhớ, điều quan trọng là bạn nên rèn luyện sức bền, giữ nhịp độ đều đặn để cơ thể làm quen với việc vận động. Từ đó, bạn sẽ cải thiện và dần dần gia tăng sức bền.
Việc tập thể dục đều đặn giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao sức khỏe cùng tinh thần. Điều này còn giúp bạn tránh được tình trạng uể ỏa, không tập trung trong những dịp vui chơi.
Tuy nhiên, người bị tiểu đường cũng nên hạn chế ham vui và các hoạt động quá sức, đặc biệt trong những ngày nắng nóng. Điều này sẽ giúp cho việc bệnh nhân bị mất nước hoặc thậm chí ngất xỉu.
Việc tập thể dục đều đặn giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao sức khỏe cùng tinh thần
5. Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu
Người bệnh nên mang theo máy đo đường huyết cầm tay và sổ note. Hãy đó đường huyết trước, trong và sau khi đi chơi. Bạn sẽ chủ động biết và hiểu hơn về thể trạng của mình để để điều chỉnh liều thuốc, ăn uống và các hoạt động vui chơi.
Trường hợp đi du lịch nước ngoài bị lệch múi giờ, bạn nên lưu tâm có thể đường huyết sẽ chưa ổn định ngay trong vài ngày. Lúc này, việc bạn cần làm là duy trì đơn thuốc đã chuẩn bị và chờ cho cơ thể tập thích nghi tốt.
6. Trao đổi với bác sĩ trước khi đi
Bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin và lịch trình của chuyến đi lần này để bác sĩ nắm rõ và quyết định xem có nên đi du lịch hay không. Lúc này, bác sĩ sẽ cung cấp thực trạng sức khỏe hiện tại của bạn, đồng thời đưa ra lời khuyên về thực đơn ăn uống và chế độ tập luyện thể dục phù hợp.
Bác sĩ cũng sẽ là người giúp bạn dự trù đơn thuốc trong suốt chuyến đi. Hãy nói với bác sĩ rằng mình có thể liên lạc được với họ trong khi đi du lịch nếu có trường hợp khẩn cấp xảy ra.
Bác sĩ cũng sẽ là người giúp bạn dự trù đơn thuốc trong suốt chuyến đi.
7. Tìm hiểu thông tin về các cơ sở y tế tại địa phương
Sông có khúc, người có lúc.
Những chuyến đi xa dài ngày thường sẽ phát sinh những chuyện bất ngờ. Giả sử bạn hết thuốc thì việc tìm mua thuốc phù hợp với cá nhân người bệnh đái tháo đường khá khó khăn. Nếu như bạn bị biến chứng cấp tính đái tháo đường thì cũng cần tới ngay các cơ sở y tế kịp thời. Vậy nên trước khi đi du lịch, hãy chuẩn bị địa chỉ, số điện thoại của các cơ sở y tế có thể giúp bạn. Bên cạnh đó, các cửa hàng thuốc, nhà thuốc uy tín trong khu vực.
Một cách tiện lợi hơn chính là bạn hãy thủ sẵn An Đường Khang trong túi du lịch của mình. Duy trì 2 viên mỗi ngày để giữ cho đường huyết ổn định.
Lời kết
Trên đây là top 7 điều cần lưu ý trong mùa du lịch này dành riêng cho bệnh nhân đái tháo đường. Bạn hãy chuẩn bị thật kỹ cho chuyến du lịch của mình được an toàn và vui vẻ. Bên cạnh đó, người thân và bạn bè cũng nên giúp đỡ người bệnh để họ có chuyến đi chơi tuyệt vời.