Những Sự Thật Về Bệnh Tiểu Đường Bạn Cần Biết

Tiểu đường tuýp 1 xuất hiện khi các tế bào trong tuỵ có chức năng sản xuất insulin bị phá hủy. Điều này xảy ra là do hệ miễn dịch của cơ thể gặp vấn đề.

Nội Dung

Ăn quá nhiều đường sẽ mắc bệnh đái tháo đường?

Không, sai rồi!

Đái tháo đường tuýp 1 xuất hiện khi các tế bào trong tuỵ có chức năng sản xuất insulin bị phá hủy. Điều này xảy ra là do hệ miễn dịch của cơ thể gặp vấn đề. Tất nhiên, vấn đề không liên quan đến lượng đường hấp thụ. Đường không gây ra bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, chúng có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2. Ăn quá nhiều đường (thực phẩm hay đồ uống có đường) sẽ gây tăng cân và dẫn đến bệnh đái tháo đường tuýp 2 ở một số người. Tất nhiên, ăn quá nhiều đường không phải nguyên nhân duy nhất gây tăng cân. Việc tăng cân xuất phát từ bất kỳ thức ăn nào đều có khả năng làm xuất hiện bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn ngọt không?

Tất nhiên là có!

Có một sự thật về bệnh đái tháo đường mà bạn cần biết đó là người bị tiểu đường vẫn có thể ăn thức ăn ngọt. Bạn có thể ăn bánh kem, nhưng đừng ăn hết cả ổ bánh nhé! Bệnh nhân đái tháo đường nên hạn chế ăn quá nhiều chất ngọt. Tuy nhiên, đôi khi hãy tận hưởng chúng bạn nhé.

Tiểu đường có tiếp tục phát triển?

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 không phát sinh bệnh. Với tiểu đường tuýp 1, tuỵ sẽ ngừng sản xuất insulin và không tái sản xuất. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 luôn cần dùng insulin, ít nhất là cho đến khi các nhà khoa học tìm ra phương pháp chữa trị. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có xu hướng tăng đường huyết. Tuy nhiên, nếu họ thực hiện lối sống lành mạnh, đôi khi đường huyết sẽ giảm. Nếu bệnh nhân ăn thực phẩm lành mạnh và tập luyện đầy đủ để giữ mức đường huyết ổn định thì họ có thể ngừng dùng insulin hay các loại thuốc khác.

Tiểu đường có lây không?

Không đâu!

Tiểu đường không lây nhiễm, đồng nghĩa với việc bạn không cần cách ly với bệnh nhân tiểu đường. Họ thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao do có gen di truyền.

Bệnh nhân tiểu đường có biết khi nào đường huyết tăng hay giảm không?

Đáp án là không!

Bạn có thể nhận thấy cơ thể thay đổi nếu đường huyết tăng cao hay quá thấp. Chẳng hạn, bạn cảm thấy khát nước nhiều hơn, cảm thấy yếu đi hay mệt mỏi hơn bình thường. Tuy nhiên, cách xác định mức độ đường huyết tốt nhất chính là kiểm tra chúng. Bệnh nhân không kiểm tra đường huyết thường xuyên thì họ sẽ không nhận ra dù chúng tăng cao và phá hủy cơ thể.

Tất cả bệnh nhân tiểu đường đều phải dùng insulin?

Đúng.

Tất cả bệnh nhân tiểu đường loại 1 phải tiêm insulin. Đó là do tuyến tuỵ sẽ không sản xuất insulin nữa. Một số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cũng cần tiêm insulin và họ cũng nên dùng các thuốc trị tiểu đường khác. Bệnh nhân có thể quản lý lượng đường huyết bằng chế độ ăn lành mạnh, tập luyện đầy đủ và đôi khi dùng các loại thuốc tiểu đường khác.

Vây insulin có trị tiểu đường không?

Thực ra thì không.

Insulin không thể trị tiểu đường mà chỉ giúp kiểm soát bệnh. Insulin vận chuyển glucose ra khỏi máu và đưa đến tế bào để sản xuất năng lượng. Nhờ vậy, chúng giúp kiểm soát lượng đường huyết. Insulin không thay đổi nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, chúng có thể giúp tìm ra cách chữa trị hiệu quả.

Tôi có thể dùng insulin dạng viên được không?

Không!

Insulin sẽ bị phá hủy do axit và enzyme tiêu hóa trong dạ dày và ruột. Vì vậy, những người cần dùng insulin như bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải dùng nó dưới dạng tiêm hoặc bơm. Bằng cách đó, chúng sẽ đi vào cơ thể mà không cần đi qua hệ tiêu hóa. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể uống thuốc, song chúng không phải insulin. Chúng là thuốc giúp cơ thể sản xuất insulin hay dùng insulin hiệu quả hơn. Một số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cũng cần dùng insulin.

Bệnh nhân có cần dùng thuốc tiểu đường khi đang bệnh (ốm) không?

Đáp án là có.

Thực tế, cơ thể khi bệnh cần nhiều thuốc tiểu đường hơn. Nếu bạn dùng insulin, bạn cần điều chỉnh liều lượng khi đang bệnh, tuy nhiên bạn vẫn cần dùng insulin. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cần điều chỉnh thuốc khi bệnh. Hãy nói chuyện với bác sĩ để biết chắc bạn cần làm gì.

Bệnh nhân tiểu đường có thể tập luyện hay chơi thể thao không?

Có chứ! 

Tập luyện rất quan trọng với mọi người, dù có hay không có bệnh tiểu đường. Tập luyện giúp giữ cân nặng lý tưởng. Chúng còn rất tốt cho tim và phổi. Chúng giúp giảm căng thẳng và kiểm soát đường huyết rất tốt. Hãy hỏi bác sĩ về các bài tập và cách quản lý bệnh hiệu quả nhé. Nếu bạn không rõ về các thông tin liên quan, hãy hỏi bác sĩ. Hãy cẩn thận nếu ai đó khuyên bạn làm điều ngược lại với lời khuyên của bác sĩ. Hãy nhờ bác sĩ kiểm tra xem chúng hữu ích hay không.

Chia sẻ
Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon