Thời tiết nóng lên, nhiệt độ tăng cao, nhiều người lựa chọn những loại trái cây mọng nước, mát lạnh, nhất là dưa hấu. Đây là loại trái cây thơm ngon, chứa nhiều vitamin và chất khoáng cực kỳ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị tiểu đường ăn dưa hấu được không, khi mà loại quả này chứa nhiều carbohydrate nên có thể làm tăng đường huyết sau khi ăn. Cùng tìm hiểu nhé!
Nội Dung
1. Những lợi ích của dưa hấu
Có nguồn gốc từ Tây Phi, dưa hấu là một loại trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Bao gồm:
- Vitamin A(17%): Giúp mắt khỏe, hỗ trợ hoạt động các cơ quan ở tim, phổi và thận.
- Vitamin B: Tăng cường hoạt động cho não bộ.
- Vitamin C (20%): cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Chất xơ: Cải thiện hệ tiêu hóa.
- Ít calo, 90% là nước: No lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn ngọt, hạn chế sự gia tăng của cân nặng.
- Lycopene (sắc tố của dưa hấu): Chống oxy hóa khá mạnh, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư và tăng cường hệ miễn dịch.
- Các chất như Canxi, magie, kali,… có trong dưa hấu sẽ giúp bổ sung năng lượng và giảm đau nhức cơ bắp sau những buổi tập luyện thể dục thể thao mệt mỏi.
- Citrulline – một chất có thể hỗ trợ giảm huyết áp, cải thiện chức năng động mạch.
Dưa hấu có rất nhiều lợi ích
2. Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu có được không?
Trước tiên hãy tìm hiểu về chỉ số GI và chỉ số GL
2.1. Chỉ số GI
GI (Glycemic Index) là chỉ số đường huyết phản ánh tình trạng tăng đường huyết tăng nhanh hay chậm sau khi dung nạp thực phẩm vào cơ thể.
- GI ≤ 55: thể hiện chỉ số đường huyết thấp
- 56 ≤ GI ≤ 69: thể hiện chỉ số đường huyết trung bình
- GI ≥ 70: thể hiện chỉ số đường huyết cao
2.2. Chỉ số GL
GL (Glycemic Load) chính là chỉ số hấp thụ tinh bột được cơ thể bạn hấp thu với 1 đơn vị của GL tương đương với 1g đường Glucose.
GL= ( Carb(g) x GI ) / 100
- GL < 10: chứng tỏ chỉ số đường tải thấp
- 10 < GL < 19: chứng tỏ chỉ số đường tải trung bình
- GL > 19: chứng tỏ chỉ số đường tải cao
So với chỉ số GI thì chỉ số GL có nhiều ưu điểm hơn đánh giá khả năng hàm lượng đường có trong thực phẩm và khả năng khiến đường huyết gia tăng sau ăn.
Trong dưa hấu thì:
- GI = 72
- GL = 2.
Dựa vào kết quả trên thì chỉ số đường huyết của dưa hấu khá cao trong khi chỉ số đường tải GL lại rất thấp. Do vậy bệnh nhân tiểu đường ăn dưa hấu được nhưng với lượng vừa phải, cân bằng với những loại đồ ăn, thực phẩm khác trong bữa ăn.
Chỉ số đường trong dưa hấu
>>> Đọc thêm: NGƯỜI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG UỐNG NƯỚC DỪA ĐƯỢC KHÔNG? VÀ NÊN UỐNG NHƯ THẾ NÀO?
3. Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu như thế nào là hợp lý?
- Người tiểu đường ăn dưa hấu tươi, nguyên miếng vì phần xác dưa chứa nhiều chất xơ giúp ngăn chặn biến chứng của bệnh, không ép lấy nước và tuyệt đối không thêm đường.
- Ăn dưa hấu sau bữa ăn 1-2 giờ, không ăn ngay sau bữa ăn để tránh nguy cơ đường huyết tăng cao đột ngột.
- Người tiểu đường ăn dưa hấu với lượng vừa phải, khoảng 200 gam mỗi lần và không ăn quá 500 gam/ngày.
4. Người tiểu đường nên ăn các loại trái cây nào?
Nếu người bị tiểu đường ăn dưa hấu còn khá e sợ bởi lượng đường cao trong đó hoặc sợ khó kiểm soát thì có thể thay thế bằng các loại trái cây giàu dinh dưỡng khác.
4.1. Lựu
Trong quả lựu có chứa nhiều acid amin và các nguyên tố vi lượng.
Ăn lựu có tác dụng:
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống loét
- Làm mềm mạch máu, hạ huyết áp
- Giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol
- Giúp ngăn chặn các biến chứng của tiểu đường như biến chứng về bệnh động mạch vành, biến chứng tim mạch, cao huyết áp,…
Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn khi đói bụng và ăn ở mức độ hợp lý.
Người bị tiểu đường nên ăn loại trái cây nào?
4.2. Táo
Táo có chứa pectin giúp ngăn ngừa cholesterol, giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Số liệu chứng minh, những người ăn 5 quả táo/tuần giảm 23% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 so với người không ăn táo.
Vị chua thanh nhẹ của táo có vai trò nhất định trong việc điều trị bệnh tiểu đường.
4.3. Quả việt quất
- Hàm lượng anthocyanin có trong quả việt quất giúp cải thiện lượng đường trong máu.
- Các polyphenol tự nhiên trong việt quất rất có lợi cho sức khỏe người sử dụng.
- Ngăn ngừa tiểu đường đến 26%.
>>> Đọc thêm: STRESS LÀM TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT – NGUY CƠ TIỀM ẨN MÀ BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG LƯU Ý
4.4. Khế
Khế giàu chất xơ, vitamin A và C rất tốt cho sức khỏe của người bị tiểu đường.
Khế là loại quả thanh nhiệt, có tác dụng với những người bị đau đầu mãn tính, điều trị các vết sưng đau hoặc bị thương, các chứng lở loét.
Người bệnh ăn khế giúp giảm hấp thu chất béo, giảm lipid máu, cholesterol, phòng chống cao huyết áp, bệnh xơ vữa động mạch và các bệnh về tim mạch khác như tiểu đường biến chứng suy tim,…
Từ lâu, khế còn được dùng làm bài thuốc chữa ngộ độc rượu thông qua khả năng bài tiết nước tiểu, bổ sung nước, loại bỏ mệt mỏi.
Ngoài dưa hấu, người tiểu đường có thể bổ sung chất dinh dưỡng bằng quả khác
4.5. Lê
Lê chứa 80% là nước, nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là hàm lượng acid malic tốt cho sức khỏe.
Thực tế, có nhiều người ăn lê đều đặn không làm tăng lượng đường mà còn có tác dụng làm thuyên giảm bệnh.
4.6. Mận
Mận chứa nhiều khoáng chất và vitamin, thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường giải nhiệt và giúp bổ sung năng lượng khi mệt mỏi.
Ăn mận giúp giải nhiệt cho gan, tiếp nước và lợi tiểu.
Bạn cũng có thể ngâm mận ép nước, mỗi lần uống khoảng 25ml, mỗi ngày dùng 2-3 lần, có tác dụng thanh nhiệt, bù nước.
Lycopene trong mận có tác dụng chống oxy hóa, làm chậm quá trình dẫn đến xơ vỡ động mạch ở người tiểu đường.
Ăn mận giúp bổ máu mà người bị thiếu máu nên ăn.
Bệnh nhân tiểu đường bị nóng trong người, khô môi và khô họng nên ăn mận.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn nguyên miếng dưa hấu
5. Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý gì khi ăn trái cây
- Ngay sau bữa ăn không nên ăn trái cây.
- Ăn tối đa 3 lần mỗi ngày với khẩu phần cho phép trong các bữa chính – phụ.
- Khoảng từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều là thời gian nên ăn giữa buổi.
- Hạn chế sử dụng nước ép trái cây, nên ăn cả quả.
- Thay đổi nhiều loại trái cây khác nhau, không nên ăn cố định món yêu thích.
- Hạn chế ăn hoa quả sấy, khô, đóng hộp.
Lời kết
Như vậy, người bị tiểu đường ăn dưa hấu được và nên kiểm soát lượng đường đưa vào. Mặc dù, dưa hấu là loại quả giàu giá trị dinh dưỡng, nhưng người bị tiểu đường phải đặc biệt lưu ý để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.