Mẹ bầu bị tiểu đường nguy hiểm như thế nào và những câu hỏi thường gặp?

Đừng quá hốt hoảng hay lo lắng thái quá nếu bạn nhận chẩn đoán mắc phải tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) vì điều này sẽ rất ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe của cả mẹ. Chỉ cần có chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý, tình trạng sức khỏe của bạn và bé yêu sẽ được kiểm soát.

Nội Dung

Tiểu đường thai kỳ là gì?

1. Nguyên nhân nào gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ?

Bạn sẽ bị chẩn đoán là mắc bệnh khi tuyến tụy không sản xuất đủ lượng nội tiết tố insulin đáp ứng nhu cầu của cơ thể hoặc insulin giảm tác động lên cơ thể hoặc cơ thể không chuyển hóa tốt insulin. Glucose là chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Song glucose không thể tự vận chuyển từ mạch máu vào tế bào mà phải có sự hỗ trợ của insulin. Do đó, bạn sẽ bị tiểu đường khi lượng đường trong máu cao.

Trong thời kỳ bầu bí, vì nhu cầu năng lượng tăng cao hơn nên cơ thể bạn có nhu cầu tăng lượng đường. Việc cơ thể bạn sản xuất lượng insulin phù hợp với nhu cầu tăng lượng đường trong thời gian mang thai là một điều rất tuyệt. Song thực tế không phải thai phụ nào cũng được thuận lợi như thế.

Ngoài ra, trong thai kỳ, nhau thai tạo ra nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến rối loạn nội tiết tố. Nếu mức insulin và đường huyết cùng đạt chỉ số và duy trì lượng đường trong máu ở mức an toàn, bạn không nằm trong nhóm mắc đái tháo đường thai kỳ. Do đó, nếu bạn bị kết luận mắc tiểu đường thai kỳ, nguyên nhân là do insulin không kiểm soát được lượng đường trong máu. Muốn kiểm soát được tình trạng này, bạn phải giảm lượng đường hoặc tăng insulin hoặc là cả hai.

Tiểu đường thai kỳ đang xảy ra rất phổ biến ở các mẹ bầu tại Việt Nam

2. Những đối tượng nào dễ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai?

Bạn sẽ thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ nếu có một trong các yếu tố sau đây:

– Mang thai khi đã ngoài 30 tuổi.

– Trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 2.

– Bạn bị thừa cân, béo phì trước và trong khi mang thai.

– Bạn từng mắc căn bệnh này ở lần mang thai trước.

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm với thai nhi như thế nào?

Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ khiến đường huyết tăng cao gây ảnh ảnh hưởng lớn đến thai nhi, bởi bé nhận dinh dưỡng hoàn toàn từ máu mẹ. Điều này có thể khiến cơ thể thai nhi dự trữ lượng đường dư thừa dưới dạng mỡ khiến thai to hơn bình thường. Do đó, thai nhi của những mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ có thể phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe sau:

1. Thai tăng trưởng quá mức

Việc tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, kích thích thai phát triển quá mức. Điều này khiến việc sinh nở có thể gặp các khó khăn như phải sinh mổ, sinh khó do kẹt vai, bé bị chấn thương khi sinh…

2. Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị hạ đường huyết. Nguyên nhân thường do gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon, dẫn đến tình trạng giảm tân tạo glucose từ gan.

3. Suy hô hấp

Trước đây, hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ được sinh ra từ các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ. Hiện nay, nhờ có các thiết bị đánh giá độ trưởng thành phổi của thai nhi mà các bác sĩ có thể can thiệp thành công.

4. Tăng hồng cầu

Đây là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh được sinh ra từ các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.

5. Vàng da sơ sinh

Tình trạng tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh, thường xảy ra ở những trẻ được sinh ra từ mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.

6. Các ảnh hưởng sức khỏe lâu dài khác

Trẻ được sinh ra từ các bà mẹ bị đái tháo đường khi mang thai thường có nguy cơ bị béo phì, bị đái tháo đường type 2 khi trưởng thành, rối loạn tâm thần – vận động.

Các mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý để ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ

Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh đái tháo đường thai kỳ diễn ra âm thầm, bạn chỉ biết mình có mắc bệnh hay không cho đến khi đi khám thai định kỳ và bác sĩ cho bạn làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Một vài dấu hiệu tiểu đường thai kỳ chung ở các thai phụ mắc căn bệnh này là:

– Khát nước thường xuyên, hay thức giấc giữa đêm để uống nước.

– Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu cũng nhiều so với các thai phụ khác.

– Nếu chẳng may bị trầy xước, vết thương sẽ rất lâu lành.

– Vùng kín bị nhiễm nấm, dùng các kem/thuốc trị nấm thông thường không hết.

– Sụt cân, mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống.

Chế độ ăn cho mẹ bầu bị tiểu đường mang thai giúp giảm các biến chứng lên mẹ và bé

 

Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm hợp lý giúp kiểm soát cân nặng là rất quan trọng. Việc thực hiện chế độ ăn lành mạnh, khoa học kết hợp vận động hợp lý khi mang thai giúp bạn kiểm soát bệnh mà không phải dùng đến thuốc và giảm nhẹ các nguy cơ cho thai nhi.

1. Thay đổi chế độ ăn uống

“Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?” là câu hỏi của hầu hết các thai phụ gặp phải tình trạng này. Các chuyên gia thường khuyến khích các mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên duy trì những thói quen ăn uống sau:

Hãy ăn sáng đầy đủ

Dù bận đến thế nào thì bạn cũng nên ăn sáng đầy đủ để đảm bảo năng lượng cho ngày làm việc, tránh cảm giác thèm ăn dẫn tới việc ăn khó kiểm soát. Việc ăn sáng đủ dưỡng chất giúp ổn định lượng đường huyết. Bạn có thể ăn bữa sáng với ngũ cốc nguyên hạt cùng một quả trứng luộc, tráng miệng với một hũ sữa chua.

Tránh xa thực phẩm có đường và tinh bột

Để giữ nồng độ đường trong máu không tăng quá cao, bạn cần phải tránh xa các thực phẩm có khả năng làm tăng lượng đường như đường, mật ong, đường nâu, siro, nhóm thực phẩm chứa tinh bột… Nguyên nhân là những thực phẩm này sẽ phá vỡ sự cân bằng đường huyết do insulin trong cơ thể bạn không thể chuyển  như các món như bắp, bánh mì nguyên hạt, các loại đậu, táo, lê, cam…

Kiêng uống nước ép trái cây

Ngay cả đường tự nhiên trong trái cây cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu, vì vậy bạn cần hạn chế uống nước ép trái cây nguyên chất. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng thỉnh thoảng bạn có thể nước ép cà chua, vì loại nước này chứa hàm lượng đường thấp. Bạn có thể ăn trái cây tươi, vì các loại trái cây tươi có chứa chất xơ giúp làm chậm sự hấp thu đường vào máu.

Tiêu thụ thức ăn chứa ít chất béo

Tất cả mọi người đều cần chất béo thông qua chế độ ăn uống, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, chế độ ăn chứa nhiều chất béo có thể không hoàn toàn tốt cho sức khỏe của bạn. Bạn nên tập trung ăn các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh từ các loại hạt hoặc bổ sung chất béo từ dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương, dầu ô liu…

Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin hữu ích về bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với đội ngũ dược sĩ của An Đường Khang. Chúng tôi có thể giúp bạn xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo cho bạn một thai kỳ khỏe mạnh.

Chia sẻ
Unison Tư Vấn

Recent Posts

Dùng An Đường Khang Như Thế Nào Để Đạt Được Hiệu Quả Tốt Nhất?

An Đường Khang là viên uống thảo dược được chiết xuất 100% từ các dược…

2 năm ago

Miếng Dán Trị Tiểu Đường – Triển Vọng Mới Cho Người Đái Tháo Đường

Miếng dán trị tiểu đường là tên gọi của liệu pháp insulin mới đang trong…

2 năm ago

AN ĐƯỜNG KHANG – TẦM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT MIỄN PHÍ CHO HÀNG TRĂM NGƯỜI DÂN

Hàng trăm người dân đã được tầm soát đường huyết ngay trong sáng ngày 04/08…

2 năm ago

An Đường Khang Đồng Hành Cùng Tâm An Pharmacy Tham Gia Chương Trình Đo Đường Huyết Miễn Phí

Ngay trong sáng ngày 03/08, nhãn hàng An Đường Khang kết hợp cùng nhà thuốc…

2 năm ago

An Đường Khang Đồng Hành Cùng Hội Thảo Cho Người Bệnh Đái Tháo Đường

Chương trình do Sở Y Tế - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tp.HCM phối…

2 năm ago

Cảm Nhận Về Chuyến Đi Thăm Các Em Nhỏ Tại Mái ấm Thiện Duyên – Củ Chi, HCM

Ngày 11/06 các thành viên Công ty Unison Việt Nam và nhãn hàng An Đường…

2 năm ago

This website uses cookies.