Làm thế nào để chung sống khỏe mạnh với bệnh đái tháo đường?

Nội Dung

Làm thế nào để chung sống khỏe mạnh với bệnh đái tháo đường? 

Phần lớn người bệnh cho rằng suy nghĩ và xây dựng lối sống tích cực là rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Vậy làm sao để bệnh đái tháo đường không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống của bạn? Hãy cùng An Đường Khang tìm hiểu bí quyết sống khỏe cùng bệnh tiểu đường.

Điều gì tạo nên chất lượng cuộc sống?

Chất lượng cuộc sống là một khái niệm phức tạp và khác nhau theo quan điểm của từng người. Tuy nhiên, chúng ta có thể nói chất lượng cuộc sống là tổng hòa các mặt tinh thần và thể chất làm cho chúng ta cảm thấy hài lòng và hạnh phúc với cuộc sống của mình.

Đái tháo đường ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn theo nhiều cách, từ các triệu chứng mệt mỏi do bệnh mang lại đến các vấn đề tâm lý của một người bệnh như lo âu, trầm cảm vì chi phí điều trị, vì biến chứng hay vì phải ăn kiêng… Đái tháo đường đôi lúc cản trở bạn tận hưởng cuộc sống. Bạn không thể ăn uống tự do, phải thường xuyên kiểm tra đường huyết, dùng thuốc; biến chứng của bệnh có thể làm bạn bị giảm thị lực, tàn tật hoặc gặp vấn đề sinh lý yếu. Tất cả vấn đề đó làm cho bạn căng thẳng và không còn cảm thấy hạnh phúc.

Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường cần biết rằng: chúng ta cần phải chung sống với bệnh đái tháo đường rất dài. Do đó, làm sao cho người bệnh sống vui, sống khỏe, hạn chế tối thiểu các biến chứng là mục tiêu hướng tới của các chương trình điều trị, tư vấn bệnh nhân.

Chúng ta hoàn toàn có thể chung sống khỏe mạnh cùng bệnh tiểu đường bằng lối sống tích cực

Làm thế nào duy trì cuộc sống vui khỏe khi bạn bị đái tháo đường?

Tự tạo ra niềm vui trong cuộc sống

Nhiều bệnh nhân đái tháo đường luôn căng thẳng vì thực hiện một chế độ ăn kiêng quá nghiêm ngặt. Nhưng bạn nên biết rằng không có món ăn nào, thực phẩm nào là kiêng tuyệt đối với người bệnh đái tháo đường mà chỉ có những món ăn, thực phẩm bạn cần hạn chế nhằm kiểm soát đường huyết, cân nặng, mỡ máu của mình tốt hơn. 

Do vậy, thỉnh thoảng bạn vẫn có thể cho phép mình thưởng thức một món ăn yêu thích trong khi vẫn thực hiện một chế độ ăn hợp lý của người bệnh. Lâu lâu bạn tự thưởng cho mình một món tráng miệng ngọt ngào là điều có thể chấp nhận được và không ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị. 

Vấn đề là bạn biết ăn, uống ở mức độ vừa phải, cân đối với các món ăn khác, không nên lạm dụng các thực phẩm mà bác sĩ khuyên bạn nên hạn chế. Bạn nên chơi một môn thể thao mà bạn có hứng thú, vừa tốt cho sức khỏe vừa không có cảm giác ép buộc khi phải tăng cường vận động. Tập thể dục hàng ngày còn giúp bạn giảm “Stress” trong công việc hàng ngày.

Chăm sóc người khác

Một trong những cách để cảm thấy mình sống có ý nghĩa là giúp đỡ người khác. Bạn có thể đơn giản là nuôi thú cưng, chăm sóc những người thân trong gia đình hoặc tham gia những nhóm sinh hoạt chung như câu lạc bộ đái tháo đường hoặc tham gia các nhóm hoạt động tình nguyện giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật nặng. Ở đó, bạn có thể tìm được niềm vui khi giúp đỡ những người khác, tìm hiểu và chia sẻ quá trình điều trị bệnh và cách giữ gìn sức khỏe.

Chia sẻ niềm vui và dành sự quan tâm đến mọi người xung quanh là cách khiến bạn sống vui khỏe

Đơn giản hóa việc theo dõi bệnh

Đừng tự đặt gánh nặng lên bản thân về việc điều trị và theo dõi bệnh. Hãy xem việc học cách sử dụng máy thử đường huyết mao mạch, cách tiêm insulin hay cách lựa chọn thực phẩm, phối hợp các nhóm thực phẩm khi ăn kiêng là những việc bạn làm giúp ích cho bản thân và không làm phiền đến người khác. Thậm chí bạn còn học cách tự điều chỉnh đường huyết, chế độ ăn, tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ. Như vậy, bạn sẽ có cảm giác chủ động, độc lập khi tự mình làm thành thạo mọi thứ và tự bạn đóng góp phần lớn vào hiệu quả của điều trị. Dĩ nhiên ban đầu bạn sẽ gặp chút khó khăn nhưng rồi mọi chuyện sẽ ổn.

Chăm sóc bản thân

Giữ gìn vóc dáng, đi làm đẹp, xoa bóp… không chỉ là nhu cầu mà còn là những phương pháp thư giãn tốt, giải tỏa căng thẳng. Người đái tháo đường hoàn toàn có thể làm được các hoạt động hàng ngày này.

Có thể nói, cùng với việc điều trị ổn định đường huyết, một mục tiêu quan trọng của điều trị đái tháo đường là đưa người bệnh về cuộc sống gần như người bình thường. Do đó, việc điều trị không đơn giản chỉ là kê toa thuốc của bác sĩ mà còn cần có sự nỗ lực của chính bệnh nhân, giữ tâm lý thoải mái, suy nghĩ tích cực và sống vui mỗi ngày đó mới chính là liều thuốc có tác dụng cao nhất.

Chia sẻ
Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon