Trước đại dịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp, không ít bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đang có tâm lý hoang mang, lo sợ. Hôm nay, An Đường Khang cung cấp những thông tin quan trọng mà bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần lưu ý.
Nội Dung
Dịch bệnh được lây như thế nào?
Virus corona được lây từ động vật nhiễm bệnh sang người và từ người sang người. Giống như những bệnh về đường hô hấp khác, virus lây qua những giọt bắn của người mang mầm bệnh khi nói chuyện, ho hay hắt hơi.
Virus có thể sống sót trong môi trường từ vài giờ đến vài ngày (tùy thuộc vào bề mặt và điều kiện môi trường) và việc tiếp xúc trên những bề mặt này sau đó đưa lên miệng hay mũi là con đường gây lây nhiễm.
Nếu bị nhiễm, bệnh sẽ nặng như thế nào?
Khi bị nhiễm bệnh, một số bệnh nhân không có triệu chứng, một số có triệu chứng như bị cảm nhẹ.
Trên một số bệnh nhân, COVID-19 có thể gây ra những biến chứng nặng, như viêm phổi và tử vong. Đặc biệt, rất thường gặp trên những bệnh nhân có vấn đề sức khỏe khác đi kèm, như trên những bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân bị bệnh tim mạch, bệnh phổi mạn tính hay tăng huyết áp.
Nếu bị nhiễm, bệnh sẽ nặng như thế nào?
Khi bị nhiễm bệnh, một số bệnh nhân không có triệu chứng, một số có triệu chứng như bị cảm nhẹ.
Trên một số bệnh nhân, COVID-19 có thể gây ra những biến chứng nặng, như viêm phổi và tử vong. Đặc biệt, rất thường gặp trên những bệnh nhân có vấn đề sức khỏe khác đi kèm, như trên những bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân bị bệnh tim mạch, bệnh phổi mạn tính hay tăng huyết áp.
Các triệu chứng nào có thể xuất hiện khi bị bệnh?
Người bị nhiễm COVID-19 có thể bị sốt, ho hay khó thở, cảm thấy mệt mỏi và bị đau cơ.
Vấn đề hô hấp xảy ra khi virus tấn công và gây viêm phổi.
Các triệu chứng xuất hiện vài ngày sau khi bị nhiễm virus, thông thường sau khi tiếp xúc từ 3-7 ngày. Trên một vài bệnh nhân, các triệu chứng có thể xuất hiện muộn hơn, 14 – 21 ngày sau khi tiếp xúc.
Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý các triệu chứng liên quan đến virus COVID-19
Bệnh nhân đái tháo đường nên làm gì khi bị nhiễm virus?
Những người mắc bệnh đái tháo đường ( bệnh tiểu đường )nên lên kế hoạch trước những việc cần làm trước khi mắc bệnh.
Bao gồm số điện thoại liên lạc nhân viên y tế và đảm bảo đầy đủ thuốc điều trị cũng như trang thiết bị cần thiết để theo dõi đường huyết tại nhà.
Bệnh nhân đái tháo đường bị nhiễm virus sẽ thấy rằng việc kiểm soát đường huyết sẽ tệ đi trong thời gian bị bệnh.
Bệnh nhân nên thực hành ” Những quy tắc trong thời gian bị bệnh” được khuyến cáo cho bất cứ tình huống stress nào để cải thiện đường huyết.
Bệnh nhân nhanh chóng liên hệ nhân viên y tế để được hướng dẫn cách tự theo dõi đường huyết tại nhà, cung cấp đầy đủ thuốc điều trị ( đặc biệt là insulin) và điều chỉnh thuốc cũng như chế độ ăn.
Người mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe và khai báo y tế khi đi về từ vùng dịch
Những quy tắc trong thời gian bệnh cho bệnh nhân đái tháo đường
- Uống nước đầy đủ
- Theo dõi đường huyết
- Theo dõi nhiệt độ cơ thể
- Nếu đang tiêm insulin, cần theo dõi thể keton
- Tuân thủ các khuyến cáo của nhân viên y tế
Uống thuốc điều trị đái tháo đường như thường lệ. Nếu đang uống Metformin, có thể bạn sẽ được khuyến cáo tạm ngưng nếu bị nhiễm trùng nặng hay bị mất nước.
Trong trường hợp đó, sẽ cần thay Metformin bằng nhóm thuốc khác
– Không được ngừng tiêm insulin. Thông thường, liều insulin khi bị bệnh có thể phải tăng thêm để kiểm soát đường huyết
– Uống nhiều nước và cố gắng duy trì chế độ ăn bình thường
– Theo dõi cân nặng mỗi ngày. Nếu cân nặng giảm trong khi vẫn duy trì chế độ ăn uống hàng ngày có thể là dấu hiệu của tăng đường huyết
– Kiểm tra nhiệt độ cơ thể vào buổi sáng và tối. Sốt có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.
– Uống đầy đủ dịch – 120 tới 180 ml mỗi 30 phút để đề phòng mất dịch
– Tự theo dõi đường huyết tại nhà:
Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 1, theo dõi đường huyết mỗi 4 giờ, cố gắng giữ mức đường huyết trong khoảng 110 -180 mg/dl
Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 2, theo dõi đường huyết 2 lần mỗi ngày, cố gắng giữ mức đường huyết trong khoảng 110 -180 mg/dl.
Kiểm tra ngay khi có bất cứ triệu chứng nào sau đây:
- Khát nước, uống nhiều hay khô miệng
- Sụt cân
- Tiểu nhiều
- Mệt mỏi
Làm thế nào để tránh virus ?
Thực hiện các biện pháp đơn giản, hợp lý sau trong cuộc sống hàng ngày để tránh lây nhiễm virus:
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng hay sử dụng dung dịch rửa tay chứa cồn, đặc biệt trước khi ăn và sau khi ở nơi công cộng
- Không dùng chung thức ăn, dụng cụ, mắt kính và khăn.
- Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh. Nếu ai đó bị bệnh, ho hoặc hắt hơi, hãy tránh xa.
- Nếu bạn bị bệnh, có các triệu chứng hô hấp, hãy ở nhà và thông báo cho những người khác và nhân viên y tế.
- Khi hắt hơi hoặc ho, che mũi và miệng bằng khăn giấy hoặc bằng khuỷu tay. Ném khăn giấy vào thùng
- Tránh tiếp xúc với động vật hoang dã và động vật nuôi.
Đại dịch COVID -19 đang là mối lo ngại lớn nhất của toàn cầu, bệnh không chừa một ai và những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao nếu bị nhiễm virus COVID-19. Vì thế, mọi người luôn phải nâng cao ý thức và chăm sóc sức khỏe của chính bản thân mình và những người xung quanh.