Khi mang thai, người mẹ thường dễ mắc phải Đái tháo đường thai kỳ. Đặc biệt, tỉ lệ mắc đang ngày càng tăng cao. Đây là một rối loạn chuyển hóa khi mang thai. Căn bệnh này ảnh hưởng đến mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy mà, việc phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ là vô cùng quan trọng. Trong đó, mẹ bầu càng đặc biệt chú ý đến vấn đề dinh dưỡng. Vậy, mẹ bầu cần ăn gì để tránh đái tháo đường thai kỳ?
Nội Dung
1. Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất đạm
Chất đạm hay còn gọi là protein là thành phần không thể thiếu để cấu tạo nên các tế bào. Thành phần này tham gia vào nhiều hoạt động trao đổi chất, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Và khi mang thai, người mẹ càng cần nhiều chất đạm hơn để đảm bảo trong việc xây dựng và phát triển cơ thể của trẻ.
Trong bữa ăn của mẹ bầu, cần phối hợp giữa các chất đạm có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
- Chất đạm động vật: Thịt nạc, cá, trứng, tôm, cua, thủy hải sản, sữa chua,… Không nên ăn thịt mỡ và dùng thịt gia cầm thay cho thịt đỏ.
- Chất đạm thực vật: Các loại đậu như đậu tương, đậu xanh, vừng lạc.
Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất đạm
2. Thực phẩm có ít đường
Trong thời gian mang bầu, mẹ nên hạn chế tối đa các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Những loại thực phẩm này sẽ làm tăng đường huyết sau ăn. Những loại thực phẩm như kẹo, bánh, kem, chè, mứt, trái cây sấy, nước ngọt… chứa hàm lượng đường vô cùng cao, mẹ bầu nên hạn chế. Không những vậy, mẹ cũng nên kiêng sử dụng đường trắng để đảm bảo an toàn.
Trái cây tươi lại cực kỳ tốt cho sức khỏe người mẹ. Tuy nhiên, những loại trái cây nhiều đường như mít, sầu riêng, xoài, nhãn … lại chứa nhiều đường. Những trái cây ít đường, nhiều nước như bưởi, thanh long, táo… mẹ bầu nên ăn nhiều.
Có một điểm lưu ý là mẹ bầu nên ăn trái cây mỗi lần 1 miếng nhỏ, hạn chế ăn nguyên quả và tránh các nước uống hoa quả. Mẹ cũng có thể pha 50% nước hoa quả và 50% nước.
3. Thực phẩm có chất béo không bão hòa
Chất béo có vai trò quan trọng trong suốt thời kỳ mẹ mang thai và cho con bú. Chất béo không chỉ đóng vai trò cấu trúc màng tế bào và dự trữ nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra, chất béo còn hình thành và phát triển não trong quá trình mang thai và bảo đảm chất lượng của sữa mẹ.
Nhu cầu chất béo được khuyến nghị là 25-30% tổng năng lượng. Mẹ cũng cần sắp xếp cân đối về tỉ lệ giữa chất béo có nguồn gốc động vật và tổng số năng lượng từ chất béo. Và tỷ lệ đó không nên vượt quá 60%.
Một số chất béo không bão hòa là dầu ô liu, dầu lạc, các loại hạt, cá hồi… Và đặc biệt, mẹ nên ăn cá tối thiểu 2-3 lần/tuần, ưu tiên những thực phẩm giàu omega 3.
Chất béo có vai trò quan trọng trong suốt thời kỳ mẹ mang thai và cho con bú
4. Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Trong ngũ cốc nguyên hạt chứa chất bột đường hay còn gọi là carbohydrate. Chất bột đường cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng là nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng cao. Nhưng không vì vậy mà mẹ hạn chế sử dụng mẹ nhé!
Chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo thành phần chất bột đường chiếm 55-65% khẩu phần ăn. Và mẹ nên chia đều trong 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa ăn phụ.
Ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức, gạo lật nảy mầm… sẽ là sự lựa chọn tốt hơn so với gạo trắng. Mẹ cũng nên hạn chế sử dụng các chất bột đường đã tinh chế hoặc xay xát kĩ như bún, phở, miến…
5. Tăng cường chất xơ
Mẹ bầu nên cung cấp ít nhất 400g chất xơ từ các loại rau củ quả mỗi ngày. Các loại rau như rau muống, rau ngót, bắp cải… sẽ chứa nhiều chất xơ cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Mẹ bầu nên cung cấp ít nhất 400g chất xơ từ các loại rau củ quả mỗi ngày
Lời kết
Như vậy, trên đây là những thông tin cũng như các chất dinh dưỡng mà mẹ bầu cần dung nạp vào cơ thể trong quá trình mang thai. Để hạn chế bị đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu càng ưu tiên chú ý sức khỏe và menu ăn uống của bản thân mình. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên thường xuyên luyện tập thể dục để giúp kiểm soát tốt đường huyết và mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho cơ thể mẹ nhé!