Bệnh Tiểu Đường Để Lại Những Biến Chứng Mạn Tính Nào?

Các biến chứng của bệnh tiểu đường được được chia làm 2 nhóm: Biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính. Thời gian bị tiểu đường càng lâu và việc kiểm soát đường huyết kém là những nguyên nhân đưa đến các biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Nội Dung

Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường

Bệnh đái tháo đường làm gia tăng nguy cơ các bệnh lý về tim mạch, bao gồm:

  • Bệnh động mạch vành như: cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
  • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh mạch máu ngoại biên…

Đường huyết tăng cao làm tổn thương các mạch máu trong cơ thể, hình thành nên các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu. Khi các mạch máu bị hẹp và tắt sẽ gây ra các bệnh lý ở các cơ quan đó

Biến chứng thần kinh ngoại biên ở bệnh tiểu đường

Tăng đường huyết quá cao có thể gây tổn thương thành mạch máu nhỏ nuôi dưỡng sợi thần kinh.

Tổn thương các sợi thần kinh sẽ gây ra châm chích, bỏng rát, đau nhói, cảm giác kiến bò, hay cảm giác buồn buồn ở 2 bàn chân.

Vị trí xuất hiện các triệu chứng thường ở 2 bàn chân lên tới cổ chân.

Các triệu chứng thường tăng lên vào ban đêm, giảm bớt khi đi lại.

Nếu không điều trị, bệnh nhân có thể mất dần cảm giác, dễ bị tổn thương bàn chân dẫn đến đoạn chi.

Ngoài ra có rất nhiều biến chứng thần kinh khác, ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ, gây rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn ói, ăn uống khó tiêu, tiêu chảy hay táo bón xen kẻ..

Ở nam giới có thể bị rối loạn cương dương.

Biến chứng tiểu đường: Suy thận

Thận chứa hàng triệu búi mạch máu nhỏ hoạt động như những túi lọc nhỏ giúp thải những chất thải trong cơ thể ra ngoài qua đường tiểu.

Đường trong máu tăng cao sẽ làm tổn thương hệ thống lọc này. Theo thời gian, dẫn tới suy thận: bệnh thận giai đoạn cuối, không thể hồi phục.

Khi đó bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo để hệ thống này lọc những chất thải của cơ thể ra ngoài. Ghép thận cũng là cách để giúp bệnh nhân sống khỏe.

Xét nghiệm chức năng thận và tầm soát vi đạm niệu trong nước tiểu giúp phát hiện sớm biến chứng thận do tiểu đường

Biến chứng võng mạc

Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương mạch máu trên võng mạc mắt, là nguyên nhân đưa đến giảm thị lực và mù lòa.

Ngoài ra, bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ những bệnh lý về mắt khác: đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp ( glaucoma)

Mỗi năm bệnh nhân tiểu đường phải khám mắt, chụp đáy mắt ít nhất 1 tới 2 lần để phát hiện sớm tổn thương mắt do tiểu đường

Biến chứng tiểu đường: Tổn thương bàn chân

Tổn thương thần kinh ở chân và giảm dòng máu tới chân gây ra rất nhiều tổn thương ở chân

Những vết loét, bóng nước rất dễ bị nhiễm trùng và vết thương lâu lành. Những vết thương ở chân trên bệnh nhân nhiểm trùng nếu không được cứu chữa kịp thời rất dễ dẫn tới cắt cụt chân.

Bệnh nhân tiểu đường phải biết cách tự kiểm tra , chăm sóc bàn chân mỗi ngày

Các bệnh lý trên da. Khô da do giảm tiết mồ hôi và sức đề kháng giảm làm bệnh nhân dễ nhiễm trùng và nhiễm nấm, gây ngứa

Bệnh Alzheimer

Bệnh nhân đái tháo đường type 2 có nguy cơ cao mắc bệnh lú lẫn tuổi già, như bệnh Alzheimer.

Kiểm soát đường huyết kém, hạ đường huyết thường xuyên góp phần tăng nguy cơ sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi.

Trầm cảm. Trầm cảm thường gặp trên bệnh nhân đái tháo đường.

Biến chứng tiểu đường ở răng miệng

Bệnh nhân bị đái tháo đường tăng lượng đường trong nước bọt, do vậy dễ bị sâu răng hay bệnh lý nha chu.

Làm thế nào để giảm các biến chứng mạn tiểu đường ?

Nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường sẽ giảm nếu bệnh nhân thực hiện các bước sau:

  • Kiểm soát chặt chẽ đường huyết: bao gồm đường huyết đói, đường huyết sau ăn và HbA1c
  • Giảm cân, nếu bệnh nhân bị thừa cân hay béo phì
  • Tuân thủ chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường
  • Tập thể dục đều đặn
  • Hạn chế rượu bia
  • Ngưng thuốc lá.
  • Chăm sóc bàn chân mỗi ngày giúp phòng ngừa đoạn chi

Hạn chế rượu bia, hút thuốc lá để ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường

GIẢM HbA1c GIÚP GIẢM BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG

  • Giảm 21% nguy cơ tử vong do đái tháo đường
  • Giảm 37% biến chứng mạch máu nhỏ: suy thận, biến chứng mắt
  • Giảm 14% nhồi máu cơ tim
  • Giảm 12% tại biến mạch máu não
  • Giảm 43% nguy cơ đoạn chi hay bệnh mạch máu ngoại biên.

Do vậy: Nên xét nghiệm HbA1c mỗi 3 tháng để theo dõi đường huyết

Các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường xảy ra khi đường huyết không được kiểm soát tốt, các biến chứng này xuất hiện do tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Bệnh nhân cần tuân thủ điều trị, tập thể dục, thực hiện chế độ ăn và phát hiện sớm các biến chứng sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

 

Chia sẻ
Unison Tư Vấn

Recent Posts

Dùng An Đường Khang Như Thế Nào Để Đạt Được Hiệu Quả Tốt Nhất?

An Đường Khang là viên uống thảo dược được chiết xuất 100% từ các dược…

2 năm ago

Miếng Dán Trị Tiểu Đường – Triển Vọng Mới Cho Người Đái Tháo Đường

Miếng dán trị tiểu đường là tên gọi của liệu pháp insulin mới đang trong…

2 năm ago

AN ĐƯỜNG KHANG – TẦM SOÁT ĐƯỜNG HUYẾT MIỄN PHÍ CHO HÀNG TRĂM NGƯỜI DÂN

Hàng trăm người dân đã được tầm soát đường huyết ngay trong sáng ngày 04/08…

2 năm ago

An Đường Khang Đồng Hành Cùng Tâm An Pharmacy Tham Gia Chương Trình Đo Đường Huyết Miễn Phí

Ngay trong sáng ngày 03/08, nhãn hàng An Đường Khang kết hợp cùng nhà thuốc…

2 năm ago

An Đường Khang Đồng Hành Cùng Hội Thảo Cho Người Bệnh Đái Tháo Đường

Chương trình do Sở Y Tế - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Tp.HCM phối…

2 năm ago

Cảm Nhận Về Chuyến Đi Thăm Các Em Nhỏ Tại Mái ấm Thiện Duyên – Củ Chi, HCM

Ngày 11/06 các thành viên Công ty Unison Việt Nam và nhãn hàng An Đường…

2 năm ago

This website uses cookies.