Bệnh Tiểu Đường Khởi Phát Ở Tuổi Trẻ: Hiểu Để Chữa Đúng! 

Bệnh tiểu đường khởi phát ở người trẻ còn được gọi là MODY ( Maturity-onset diabetes of the young ). Là một trong những bệnh lý hiếm gặp mà, MODY chỉ chiếm từ 1-5% trong số trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, tần suất của bệnh đang tăng lên từng ngày, đặc biệt là có xu hướng ngày càng trẻ hóa hơn. Nếu người trẻ tuổi không tự nâng cao ý thức cũng như kiến thức bệnh học cho mình, thì rất dễ gặp các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Nội Dung

1. Hiểu về bệnh tiểu đường khởi phát ở tuổi trẻ 

Bệnh tiểu đường khởi phát ở tuổi trẻ là một loại đái tháo đường hiếm gặp, được di truyền giữa các thành viên trong gia đình. Điều đó có nghĩa là khả năng một người trẻ tuổi bị tiểu đường sẽ cao hơn nếu trong nhà có người mắc bệnh tương tự. Nếu cha mẹ là MODY thì tỷ lệ bạn bị bệnh tiểu đường lên đến 50%. Có nhiều trường hợp, bệnh này sẽ di truyền dài hơn một thế hệ, có thể xuất hiện từ thời ông bà, đến cha mẹ và cả con cái. 

Bệnh tiểu đường khởi phát xuất phát từ việc 1 trong 11 gen bị đột biến và có thể di truyền giữa các thành viên trong gia đình. Những trẻ thừa hưởng gen này từ cha mẹ thì trước năm 25 tuổi có thể phát triển triệu chứng bệnh. 

tieu-duong-khoi-phatNgày càng nhiều bạn trẻ mắc bệnh tiểu đường

2. Độ tuổi nào sẽ mắc bệnh tiểu đường khởi phát?

Tiểu đường chia làm 3 loại là tuýp 1, tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Độ tuổi khởi phát bệnh sẽ còn tùy vào mỗi loại đái tháo đường. 

2.1. Tiểu đường tuýp 1

Bệnh khởi phát đột ngột do bẩm sinh mắc phải, bệnh tự miễn hoặc do nhiễm siêu vi và thường gặp ở trẻ em, người trẻ tuổi. 

Các triệu chứng thường gặp là tiểu nhiều, uống nhiều, thường xuyên khát nước, sụt cân nhanh. Tiểu đường tuýp 1 thường là do bẩm sinh mắc phải, bệnh tự miễn hoặc do nhiễm siêu vi.

>>> Đọc thêm:   STRESS LÀM TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT – NGUY CƠ TIỀM ẨN MÀ BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG LƯU Ý

2.2. Tiểu đường tuýp 2

Bệnh khởi phát âm thầm và khó nhận biết, chủ yếu được phát hiện tình cờ qua thăm khám, xét nghiệm máu định kỳ. Người bị tiểu đường tuýp 2 có thể do di truyền hoặc thừa cân, béo phì, lười vận động, thường xuyên căng thẳng, stress…

Vì bệnh không có dấu hiệu rõ ràng nên tuổi khởi phát tiểu đường là trên 40 tuổi và gia tăng nhanh chóng ở người từ 45-65 tuổi. 

tieu-duong-khoi-phatĐộ tuổi khởi phát bệnh sẽ còn tùy vào mỗi loại đái tháo đường

2.3. Tiểu đường thai kỳ

Những ai có người thân mắc bệnh tiểu đường thì khả năng bị bệnh rất cao. Tiểu đường thai kỳ thường khởi phát trong thời gian mang thai. 

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, con người đang chịu nhiều áp lực và stress công việc cao. Bên cạnh đó, các loại hình thức ăn nhanh, thực phẩm ngọt và nền kinh tế công nghiệp hóa đã khiến cho tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường gia tăng nhanh chóng. 

Vậy nên, bệnh tiểu đường khởi phát có thể gặp ở tất cả các độ tuổi, kể cả trẻ em và giới trẻ hiện nay.

3. Nguyên nhân của bệnh khởi phát tiểu đường

Người trẻ tuổi bị tiểu đường khởi phát là do sự thay đổi của 1 trong 11 NST gây ra đột biến gen. Lúc này, tuyến tụy không sản xuất đủ insulin – một loại hormone giúp kiểm soát mức độ đường trong máu. 

Còn nguyên nhân của đái tháo đường loại 1 và loại 2 là do sự kết hợp giữa các gen khác nhau và một số tình trạng khác như béo phì. Điểm khác biệt về cơ chế sinh bệnh giúp ta phân biệt được triệu chứng MODY với các loại đái tháo đường thông thường.

MODY có 11 loại khác nhau được hình thành bởi những thay đổi trong 11 gen riêng biệt. Thế nên, cần dựa vào loại MODY mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

tieu-duong-khoi-phatNgười trẻ tuổi bị tiểu đường khởi phát là do sự thay đổi của 1 trong 11 NST gây ra đột biến gen

4. Triệu chứng

Tùy thuộc vào các loại gen bị ảnh hưởng mà có các dấu hiệu khởi phát tiểu đường khác nhau. Người ta ghi nhận, đã có trường hợp người bị MODY không có bất kỳ biểu hiện nào. 

Và nếu trẻ em mắc phải có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác ngoài tuyến tụy. Thận của người bệnh đôi khi bị tổn thương trước khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khởi phát. Tổn thương thận sẽ dẫn đến giảm sản xuất nước tiểu, thay vì tăng đi tiểu như triệu chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể phát hiện thông qua các dấu hiệu cảnh báo:

  • Khát nước hoặc đói thường xuyên hơn;
  • Tần suất đi tiểu tăng nhiều trong một ngày;
  • Mắt mờ, tầm nhìn hạn hẹp;
  • Da dễ gặp nhiễm trùng và nấm men;
  • Giảm cân;
  • Mệt mỏi.

tieu-duong-khoi-phatTiểu đường khởi phát gặp nhiều biến chứng khác nhau

5. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường khởi phát

  • Chế độ ăn uống không hợp lý và không lành mạnh: Nhiều tinh bột, dầu mỡ, đường gây béo phì, thừa cân, mỡ máu cao.
  • Ít vận động, lười tập thể thao.
  • Các bệnh lý: Bệnh liên quan đến mạch máu hoặc hội chứng buồng trứng đa nang. 
  • Người bị di truyền hoặc từng mắc tiểu đường thai kỳ.

>>> Đọc thêm:  ĐƯỜNG HUYẾT CAO – CĂN BỆNH NGUY HIỂM KHÔNG TRỪ MỘT AI

6. Biến chứng

Người trẻ tuổi nếu không điều trị và kiểm soát đường huyết trong thời gian dài có thể dẫn đến các nguy cơ biến chứng:

  • Tổn thương thần kinh
  • Bệnh tim
  • Tổn thương mắt, gây mù lòa
  • Có các bệnh lý ở bàn chân
  • Những bệnh ngoài da, như nhiễm trùng

tieu-duong-nguoi-treTiểu đường khởi phát gặp nhiều biến chứng

7. Chẩn đoán và điều trị

Bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi rất hiếm gặp, ước tính chỉ có 1 – 2% số người ở Anh mắc bệnh này. Nên có khoảng 90% người bệnh MODY được chẩn đoán nhầm với tiểu đường tuýp 1 hoặc 2. Mọi người có thể có các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi:

  • Xét nghiệm máu tìm kháng thể tụy;
  • Xét nghiệm nước tiểu tìm C-peptide;
  • Xét nghiệm di truyền.

Sau khi được chẩn đoán, bệnh nhân nên:

  • Xin ý kiến bác sĩ về phương pháp điều trị và lời khuyên phù hợp cho loại bệnh mắc phải, có người sẽ không nhất thiết cần insulin;
  • Xem xét và thảo luận về rủi ro di truyền cho con cái;
  • Xét nghiệm di truyền để chia sẻ cho các thành viên khác trong gia đình.

Lời kết

Để phòng ngừa người trẻ tuổi bị tiểu đường, bạn và các thành viên trong gia đình có thể làm xét nghiệm di truyền để tìm thấy đột biến gen liên quan. Nếu phát hiện nguy cơ mắc tiểu đường ở trẻ em, nên tìm cách tránh để trẻ béo phì thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục. Việc này tuy không thể ngăn ngừa MODY, nhưng có thể trì hoãn sự phát triển của các triệu chứng, cũng như mang đến nhiều lợi ích sức khỏe tích cực khác.

 

Chia sẻ
Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon