Hướng Dẫn Đọc Hiểu Các Chỉ Số Tiểu Đường, Chỉ Số Đường Huyết, Glucose

Hôm nay An Đường Khang sẽ hướng dẫn các bạn đọc hiểu một cách đầy đủ, chính xác về các chỉ số tiểu đường, chỉ số đường huyết trong máu, chỉ số glucose… giúp bạn kiểm soát trạng thái bệnh tiểu đường.

Nội Dung

Chỉ số tiểu đường là gì?

Chỉ số tiểu đường glycemic index (viết tắt là GI), là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Chỉ số đường huyết của mỗi người không bao giờ duy trì ở một mức nhất định mà có sự biến động từ trước khi ăn đến sau khi ăn. Vậy chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số tiểu đường ổn định là bao nhiêu?

Các chuyên gia ý tế khuyên người bị bệnh tiểu đường nên đo đường huyết vào những thời điểm sau:

  • Sáng ngủ dậy
  • Sau khi ăn sáng
  • Ăn trưa
  • Buổi tối trước khi đi ngủ.

Bên cạnh đó người bệnh đái tháo đường cần lưu ý những chỉ số tiểu đường sau để dễ kiểm soát chỉ số đường của mình. Đây là mức chuẩn theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) công bố.

  • Đường huyết quá thấp (hạ đường huyết): < 2,8 mmol/l.
  • Có nguy cơ bị hạ đường huyết: < 3,5 mmol/l.

Chỉ số bình thường

  • Chỉ số đường trước ăn = 4-6 mmol/l
  • Sau ăn = 4-8 mmol/l
  • Trước lúc đi ngủ ~ 6,0-8,3mmol/l.

Tình trạng báo động nguy cơ bị bệnh

  • Đo trước bữa ăn: ~ 6-7 mmol/l
  • Sau khi ăn xong có thể lên tới 11 mmol/l.

Đường huyết cao

  • Đo trước bữa ăn > 7 mmol/l
  • Sau khi ăn xong > 11 mmol/l.

Bệnh nhân phải thường xuyên đi kiểm tra để kiểm soát các chỉ số đường huyết

Nguyên nhân làm chỉ số tiểu đường bị thay đổi

Lượng đường trong máu không giữ ở mức ổn định, thường lên xuống thất thường là nguyên nhân của những biến chứng từ căn bệnh tiểu đường. Dưới đây là một số những nguyên nhân mời gọi vị khách rắc rối này:

Do ăn uống

Việc thay đổi giờ ăn, thức ăn và số lượng thức ăn khiến đường huyết bị ảnh hưởng. Do đó bạn cần chú ý đến chỉ mức đường chứa trong phẩm khi lựa chọn. Những loại thực phẩm có chỉ số đường thấp hơn 70 là tốt nhất. Ví dụ như: đậu xanh, khoai lang, cà rốt, bún, bưởi, đào, cam…

Theo khuyến cáo những người bệnh đái đường nên tránh xa các loại rượu bia vì nó là nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao.

Do hoạt động quá sức

Nếu bạn hoạt động quá sức có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ của toàn cơ thể. Vận động mạnh làm tiêu hao nhiều năng lượng, từ đó dẫn đến việc ăn nhiều hơn để bù đi phần năng lượng tiêu hao. Hoặc nếu vượt quá giới hạn cho phép có thể khiến bạn bị hạ đường huyết.

Các loại thuốc uống

Việc tự ý uống thuốc điều trị bệnh đái đường mà không có sự chỉ dẫn của có thể dẫn đế những tác dụng phụ. Hoặc bạn đang uống thuốc mà dừng lại đột ngột sẽ làm đường huyết tăng bật trở lại, gây những nguy hiểm cực lớn. Chính vì vậy hãy tuân thủ theo đơn thuốc và liệu trình sử dụng mà đã kê. Không tự ý thay đổi liều lượng dùng thuốc.

Bạn đang dùng thêm thuốc chống viêm giảm đau và thuốc corticoid,…Khi muốn dùng thêm một loại thuốc khác phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

Tâm lý bất ổn hoặc mắc các bệnh lý khác

Những căng thẳng về tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân đẩy mức đường trong máu của bạn lên cao và vượt quá ngưỡng an toàn. Bên cạnh đó các bệnh như: cảm cúm, đau dạ dày, viêm phổi, tiêu chảy… khiến chỉ số tiểu đường thay đổi.

Chỉ số Glucose

Đường (Glucose) là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Đây là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Nếu lượng đường này thường xuyên cao hơn mức quy định sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường.

Chỉ số glucose máu dùng để chỉ nồng độ đường glucose trong máu của người bệnh ở ngay thời điểm đo. Chỉ số này có thể tính theo 2 đơn vị phổ biến là mg/dl hoặc mmol/l. Để quy đổi từ mg/dl sang mmol/l bạn chỉ cần chia cho 18 và ngược lại. Trong máu luôn có một lượng Glucose nhất định để đảm bảo hoạt động thường ngày:

Chỉ số Glucose sẽ chó bạn biết khả năng mắc bệnh tiểu đường 

  • 90 – 130 mg/dl (tức 5 – 7,2 mmol/l) ở thời điểm trước bữa ăn.
  • Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) ở thời điểm sau ăn khoảng 1 – 2 tiếng.
  • 100 – 150 mg/l (tức 6 – 8,3 mmol/l) ở thời điểm trước khi đi ngủ.

Chỉ số Glucose trong máu là bao nhiêu thì bị tiểu đường

Việc kiểm tra chỉ số glucose máu thường xuyên sẽ giúp:

  • Xác định lượng glucose trong máu cao hay thấp ở thời điểm nhất định.
  • Đánh giá được các yếu tố: chế độ ăn uống, lối sống, thuốc men,..ảnh hưởng như thế nào đến đường huyết của bạn.
  • Có cái nhìn toàn diện về hiệu quả điều trị bệnh.

Bệnh tiểu đường sẽ được chẩn đoán khi có 1 trong 3 tiêu chí sau:

  • Chỉ số glucose khi đói: ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L)
  • Chỉ số glucose sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g: ≥ 200 mg/dL (hay 11.1 mmol/L)
  • Chỉ số glucose máu ở thời điểm bất kỳ: ≥ 200 mg/dL (hay 11.1 mmol/L).

 

Nếu không có triệu chứng tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), xét nghiệm trên cần được thực hiện lặp lại lần 2, cách nhau từ 1 – 7 ngày.

Trên đây là một vài thông tin về các chỉ số Glucose và chỉ số tiểu đường mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc. Hy vọng bài viết đã mang lại các thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc và cần tư vấn hãy liên hệ ngay với chúng tôi ở mục Liên Hệ.

Chia sẻ
Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon