Người Mắc Bệnh Tiểu Đường Nên Ăn Đồ Ngọt Bao Nhiêu Là Đủ?

Ăn đồ ngọt có gây ra bệnh tiểu đường không và liệu tiểu đường có nên ăn đồ ngọt không hay phải kiêng tuyệt đối? Đó là thắc mắc của nhiều bệnh nhân tiểu đường bởi đồ ngọt vốn là món ăn ưa thích của rất nhiều người. Câu trả lời là bệnh nhân tiểu đường có thể ăn đồ ngọt nhưng ăn bao nhiêu mới là quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin nêu trên. 

Nội Dung

1. Ăn đồ ngọt có gây ra bệnh tiểu đường?

Đồ ngọt là các loại thực phẩm có chứa đường. Đường tự nhiên có trong hoa quả (đường fructose), nước trái cây, sinh tố, mật ong và các sản phẩm bơ sữa (chứa đường lactose). Đường cũng được thêm vào các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh kẹo, kem, mứt, snacks, đồ uống có gas…. Hoặc được thêm vào các món ăn mà bạn tự chế biến hàng ngày như chè, siro, bánh ngọt,… Vậy ăn đồ ngọt có gây ra bệnh tiểu đường không?

Trong bệnh tiểu đường 1, các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy của bạn bị phá hủy bởi hệ thống miễn dịch. Không có lượng đường nào trong chế độ ăn uống của bạn – hoặc bất cứ thứ gì trong lối sống của bạn – đã gây ra hoặc có thể khiến bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.

Ăn đồ ngọt không kiểm soát là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 1

Với bệnh tiểu đường tuýp 2, mặc dù chúng ta biết đồ ngọt không trực tiếp gây ra, nhưng bạn có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn nếu thừa cân. Bạn tăng cân khi nạp vào cơ thể nhiều calo hơn nhu cầu thực tế. Và đồ ngọt có nhiều đường chứa rất nhiều calo. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều đồ ngọt khiến bạn tăng cân, bạn đang làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường tuýp 2 rất phức tạp và đồ ngọt không phải là lý do duy nhất khiến bệnh phát triển.

2. Tiểu đường có nên ăn đồ ngọt không? Ăn bao nhiêu?

Rất nhiều người thích ăn đồ ngọt bởi đồ ngọt cung cấp rất nhiều năng lượng và trong ngắn hạn sẽ giúp chúng ta giải tỏa stress. Và mắc bệnh tiểu đường không có nghĩa bạn phải cắt hoàn toàn đồ ngọt ra khỏi chế độ ăn uống của mình. Không những thế, trong trường hợp bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết (Glucose máu < 4 mmol/L) bạn cần phải bổ sung ngay 1 chút nước ngọt hoặc viên nén glucose. 

Tuy nhiên bạn không nên ăn quá nhiều đồ ngọt vì chúng sẽ khiến cho bệnh tiểu đường khó kiểm soát hơn và làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ trong tương lai. Ăn quá nhiều đường cũng làm hỏng men răng của bạn. Vậy bệnh nhân tiểu đường nên ăn bao nhiêu đồ ngọt?

Nếu có chế độ hợp lý thì sử dụng đường từ trái cây không gây ảnh hưởng đến bệnh nhân tiểu đường

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, bệnh nhân tiểu đường nên ăn 3 bữa chính (30-45gr carb/bữa) và 2 bữa phụ (15gr carb/bữa). Và dưới đây là lượng carb trong các loại đồ ngọt: 

Với các loại trái cây chứa đường tự nhiên

  • Các loại trái cây ít đường: với đơn vị tính là 1 bát con (236ml) thì bơ có chứa 13gr carb, cam 21gr carb, táo 15gr carb, ổi 24gr carb, lê 16gr carb, dâu tây 11gr carb.
  • Các loại trái cây nhiều đường: xoài 25gr carb, nho 27gr carb, chuối 34gr carb, mít 38gr carb, sầu riêng 66gr carb. 

Nếu bạn ăn bữa phụ với trái cây ít đường thì 15gr carb là đủ. Nếu trái cây là một món tráng miệng, hãy cắt giảm bớt lượng carb trong ngũ cốc, nước chấm ngọt để đảm bảo tổng lượng carb 30-45gr carb. Tốt hơn là bạn nên ăn cả trái cây thay vì nước ép vì nước ép hoa quả không có chất xơ mà lại chứa nhiều đường. Nếu uống nước trái cây, hãy chỉ uống 1 ly nhỏ 150ml. 

Các loại đồ ngọt khác

Nhãn thực phẩm là cách tốt nhất để bạn biết lượng đường bạn đang ăn. Các số liệu về đường trên nhãn thực phẩm cho biết tổng lượng đường và không cho biết bao nhiêu đường từ tự nhiên (như trái cây) và bao nhiêu lượng đường tự do. Một số thực phẩm và đồ uống không có từ “Sugar” trong danh sách thành phần nhưng vẫn được thêm đường. Mật ong, sucrose, glucose, dextrose, fructose, tinh bột thủy phân, ngô, đều là đường tự do. Nếu có bất kỳ thành phần nào nói trên thì thực phẩm bạn ăn đã được thêm đường. 

Lượng đường tối đa được khuyến nghị hàng ngày là 30gr với người lớn – tức là chỉ khoảng 7 muỗng cà phê mỗi ngày. Một muỗng canh nước sốt cà chua chứa khoảng một muỗng cà phê đường, một chiếc bánh quy sô cô la có tới hai muỗng cà phê đường, 1 ly chè 150ml có thể chứa tới 3 muỗng, bạn có thể thấy lượng đường trong bữa ăn hàng ngày tăng rất nhanh. 

3. Mẹo giúp cắt giảm lượng đồ ngọt trong chế độ ăn

3.1. Điều chỉnh khẩu phần ăn

Tăng lượng rau xanh, chất đạm, chất béo tốt trong khẩu phần ăn để cắt giảm lượng đồ ngọt, tinh bột nhưng vẫn giúp bạn đủ no.  Hãy ăn rau xanh đầu tiên vì nó sẽ khiến bạn giảm cảm giác thèm ăn. Chất đạm và chất béo tốt không chứa carbohydrate nên không làm tăng đường huyết sau ăn. Với chất đạm, nên lựa chọn các loại thịt trắng thay cho thịt đỏ như thịt gia cầm gà vịt, cá. Chất béo tốt có trong các loại cá hồi, cá thu, cá ngừ, các loại quả hạch, các loại hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều.

Não bộ cần 3 tuần để quen với chế độ ăn cắt giảm lượng đồ ngọt, tinh bột. Khi não đã quen với chế độ ăn ít ngọt, nó sẽ gửi tín hiệu cảnh báo khi bạn ăn đồ ngọt chứa nhiều đường, khiến cơ thể bạn khó chịu và không muốn ăn nữa. 

Cân đối chế độ ăn hợp lý giúp người bệnh sống khỏe với tiểu đường

3.2. Sử dụng các chất tạo ngọt nhân tạo thay thế

Các chất tạo ngọt nhân tạo là các loại đường tổng hợp có vị ngọt mạnh nhưng không hoặc rất ít calo. Bạn có thể sử dụng các loại đường này để chế biến món ăn thay cho đường cát thông thường. Theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kì, Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ FDA chấp thuận cho sử dụng 6 chất tạo ngọt sau: aspartame, acesulfame, saccharin, sucralose, neotame, advantame

3.3. Một số lời khuyên khác để cắt giảm đồ ngọt trong khẩu phần ăn

  • Chủ động nấu ăn thay vì đi ăn quán để bạn có thể kiểm soát được lượng đường trong chế biến. 
  • Cắt giảm lượng đồ ngọt từ từ vì nếu bạn giảm đột ngột, cơ thể sẽ phản ứng lại khiến bạn rất thèm đồ ngọt và lại ăn nhiều hơn. 
  • Nếu bạn thường uống đồ uống có đường, hãy chọn đồ uống có ga và không thêm đường để thay thế. Hoặc dùng nước có hương liệu tự nhiên như bạc hà hoặc chanh cắt lát.

Như vậy bài viết “Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn đồ ngọt bao nhiêu là đủ” đã giúp bạn kiểm soát tốt đường huyết của mình nhưng vẫn có thể ăn những loại đồ ngọt ưa thích. Chỉ cần một chút thay đổi, cắt giảm dần dần lượng đường, cơ thể chúng ta sẽ dần thích nghi với các món tráng miệng ít đường. Ăn ít đồ ngọt sẽ giúp bạn khỏe hơn, trẻ hơn và tích cực hơn. 

Chia sẻ
Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon